Tranh vẽ hoa của họa sĩ Việt được đấu giá hơn 6 tỷ ở nước ngoài, danh tính người "chốt" gây bất ngờ
Bức tranh vẽ hoa của một danh hoạ Việt lên sàn đấu giá với giá khởi điểm hơn 3 tỷ đồng, và cuối cùng được chốt với mức giá gần gấp đôi.
- 31-12-2023Con gái vẽ bức tranh chỉ có 2 mẹ con, cô giáo quyết định tâm sự với người mẹ và sự thật lặng người
- 18-12-2023Cố cung lưu giữ bức tranh kỳ lạ vẽ con hổ ốm đói, hậu thế khó hiểu, chuyên gia phóng to tìm thấy chân tướng
- 11-12-2023Phóng to bức tranh cổ, hậu thế ngỡ ngàng bởi một vật "xuyên không" trên mặt người đàn ông, chuyên gia lên tiếng giải thích
Khác với cách mua bán thông thường, đấu giá luôn được mệnh danh là một hình thức xa xỉ hơn. Trong một phiên đấu giá, món hàng cần bán - là đồ quý hiếm như những món đồ cổ có niên đại hàng trăm năm, những bức tranh được vẽ bởi các cố hoạ sỹ nổi tiếng, rượu vang đắt tiền hay những món đồ trang sức phiên bản giới hạn, không còn sản xuất nữa..., sẽ được đưa ra cùng giá khởi điểm (giá sàn).
Những người có nhu cầu mua sẽ cùng nhau, công khai đưa ra những mức giá cao hơn. Cuối cùng, món hàng sẽ được bán cho người đưa ra mức giá cao nhất hoặc mức giá ngang với mức giá trần. Kiểu đấu giá này cũng được gọi là đấu giá kiểu Anh hay đấu giá tăng dần - kiểu đấu giá phổ biến và được nhiều người biết đến nhất.
Trên thế giới, có nhiều phiên đấu giá công khai, thường được đăng tải, thậm chí phát trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội và nhận được đông đảo sự quan tâm, theo dõi. Trong số đó không thể không kể tới cái tên Christie's. Được thành lập từ năm 1766 và đặt trụ sở chính tại Anh, những phiên đấu giá của Christie's được chú ý không chỉ bởi những món đồ xa xỉ mà còn bởi sự "chịu chi" của những người tham gia. Trong hàng trăm, hàng ngàn món đồ từng xuất hiện trong phiên đấu giá của Christie's, có cả những món đồ được tạo nên từ người Việt và được trả với mức giá khiến nhiều bất ngờ.
Bức tranh "Hoa Loa Kèn" của hoạ sĩ Lê Phổ là một ví dụ. Danh tính của người cuối cùng chốt mua được tác phẩm cũng khiến nhiều người thích thú.
Cụ thể, bức tranh "Hoa Loa Kèn" của hoạ sĩ Lê Phổ xuất hiện trong lượt thứ 9 của phiên đấu giá mang tên "Đêm nghệ thuật thế kỷ 20/21), hồi cuối tháng 11 năm 2022 của Christie's Hong Kong (Trung Quốc). Bức tranh có kích thước 55x72,5cm, chỉ đơn giản vẽ lại khóm hoa loa kèn trắng tinh khôi trên nền vàng nhã nhặn. Giá khởi điểm của bức tranh khi được đưa lên "sàn" là 1.100.000 đô la HK, tương đương với hơn 141.000 đô la Mỹ và hơn 3,4 tỷ đồng tiền Việt.
Ngay sau khi được "phát giá", giá trị của bức tranh vẽ hoa của danh hoạ Việt này đã nhanh chóng được đẩy lên 1.200.000 đô la HK, cao hơn 100.000 đô so với giá khởi điểm. Sau chưa đầy 3 phút, đã có người tham gia trả giá bức tranh lên đến 2.000.000 đô la HK, tương đương với hơn 257.000 đô la Mỹ và hơn 6,2 tỷ đồng tiền Việt.
Tưởng như lượt đấu giá đã ngã ngũ, nhưng không. Mức giá 2.200.000 đô la HK được đưa ra bởi một người đấu giá trực tuyến và đó cũng là mức giá cuối cùng của bức tranh "Hoa Loa Kèn". Bất ngờ hơn, người thành công trong lượt đấu giá này cũng chính là một người Việt Nam - theo công bố của người điều hành lượt đấu giá.
Bức tranh "Hoa Loa Kèn" của họa sĩ Lê Phổ được chốt với mức giá 2.200.000 đô la HK và người mua được thành công cũng chính là một người Việt. (Video Christie's)
Lê Phổ là một trong những hoạ sĩ nổi bật của nghệ thuật Việt Nam, giai đoạn thế kỷ 20. Ông sinh ra ở Hà Nội vào năm 1907 và mất ở Paris, Pháp vào năm 2001. Các tác phẩm của Lê Phổ theo trường phái lãng mạn. Giai đoạn từ năm 1934 - 1945, ông thường vẽ trên chất liệu tranh lụa. Giai đoạn từ những 1950, ông bắt đầu vẽ cả những tác phẩm sơn dầu.
Bên cạnh bức tranh "Hoa Loa Kèn", nhiều tác phẩm khác của hoạ sĩ Lê Phổ cũng được đánh giá có giá trị cao về cả mặt nghệ thuật lẫn kinh tế. Một số cái tên tiêu biểu, từng được định giá cao có thể kể tới như bức "Thiếu Phụ Trong Vườn", được định giá từ 30.000 - 50.000 USD, tương đương vào năm 2007, tác phẩm "Mẹ và các con" có giá khoảng 102.000 - 128.000 USD, tác phẩm "Hoài Cố Hương" được bán với giá 222.325 USD hay tác phẩm "Cho chim ăn" cũng từng được rao bán giá gần 100.000 USD vào năm 1997.
Đời sống & pháp luật