Trẻ "biết bò trước biết đi" và "biết đi trước biết bò" khi lớn lên sẽ có sự khác biệt rõ ràng ở IQ và những yếu tố này, bố mẹ cần lưu ý
Những đứa trẻ "biết bò trước biết đi" và "biết đi trước biết bò" khi lớn lên sẽ có 3 sự khác biệt rõ ràng.
- 16-05-2022Người mẹ sở hữu 5 đức tính này sẽ nuôi dưỡng những đứa con ưu tú, giỏi giang trong tương lai
- 16-05-2022Nam sinh Hà Nội “gap year” 1 năm, giật học bổng trị giá 6,2 tỷ của ĐH Mỹ: Đưa con BỌ NGỰA vào bài luận, tiết lộ bí kíp học cực hay!
- 16-05-2022Những gia đình sinh 2 đứa con, làm thế nào để nuôi cả 2 đều thông minh, hoạt bát như nhau? Đây chính là câu trả lời cho cha mẹ
Con trẻ luôn là đối tượng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, nhiều phụ huynh muốn cho con mau lớn lên cứng cáp, vì vậy muốn con tập đi ngay từ khi bé được bảy, tám tháng tuổi. Tuy nhiên, đây chưa chắc đã là cách đúng đắn và tốt cho trẻ nhất. Chúng ta nên để bé thích nghi, trưởng thành theo quy luật tự nhiên, từng bước một, tập bò trước, sau đó mới từ từ tập đi.
Nhiều bậc cha mẹ cho rằng việc cho trẻ tập bò là không cần thiết, nhưng đây là một suy nghĩ sai lầm. Hậu quả có thể hình dung là trẻ sẽ dễ bị ngã hơn trong quá trình tập đi sau đó. Vì vậy, tập bò là một hình thức rèn luyện sự phát triển của trẻ, chúng ta nên để trẻ lớn từng bước một và coi việc biết bò của trẻ là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của con cái.
Ảnh: Internet
Có nhiều phụ huynh quan niệm rằng việc bò dưới nền đất lạnh, mất vệ sinh sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của bé. Thế nhưng bố mẹ cần phải hiểu rằng sự phát triển của bé sẽ theo chu kỳ nhất định. Hãy để bé bò trước rồi mới tập đi, như vậy bé sẽ tránh được hàng loạt tình huống nguy hiểm như va quẹt, té ngã sau này.
Đáng chú ý, để trẻ phát triển theo quy luật tự nhiên còn mang lại nhiều lợi ích đáng kinh ngạc mà nhiều bậc cha mẹ có thể chưa biết.
1. Thúc đẩy sự phát triển của não bộ
Khi bé tập bò, không chỉ giúp tạo nền tảng tốt cho việc tập đi sau này mà còn rèn luyện sức mạnh cơ bắp của chính mình. Đây cũng là cơ hội cho bé học khả năng đối phó với các tình huống khác nhau. Chẳng hạn, trong tình huống gặp phải chướng ngại vật khi đang bò, bé phải dựa vào phân đoán hoặc kinh nghiệm của mình để tránh chướng ngại vật. Điều này cũng sẽ rèn luyện tư duy cho trẻ, và tất nhiên sẽ khiến bé ngày càng trở nên thông minh hơn.
2. Cải thiện khả năng nhận thức của bé
Ảnh: Internet
Trong quá trình tập bò, sau một thời gian dài bé sẽ dùng đủ mọi cách để đưa ra phương pháp tập bò tiết kiệm ‘sức lao động’ nhất, vì vậy bố mẹ bé không nên nghi ngờ khả năng của bé và cảm thấy động tác bò của bé lạ mắt. Chúng ta cần để bé nghĩ ra phương pháp trườn bò tiết kiệm sức lực nhất thông qua việc rèn luyện liên tục, để nâng cao trí thông minh và khả năng nhận thức của bé.
3. Thúc đẩy phát triển khả năng ngôn ngữ
Trong quá trình tập bò, bé sẽ đầy tò mò về mọi thứ xung quanh, đồng thời cũng sẽ lắng nghe những âm thanh khác nhau qua chính đôi tai của mình. Một khi nghĩ rằng thứ gì đó rất thú vị, trẻ bắt chước theo và học hỏi được nhiều điều khác nhau. Thông qua việc luyện tập lặp đi lặp lại như vậy, bé sẽ tự mình ghi nhớ những âm thanh mà bé nghe được, về lâu dài sẽ nâng cao khả năng ngôn ngữ của mình.
Bé "trốn bò", vì sao?
Trẻ thường phải trải qua nhiều giai đoạn lẫy, trườn, bò rồi mới tập đi. Thế nhưng, có nhiều trẻ lại trốn bò mà biết đi luôn. Trên thực tế bé tập đi mà không biết bò không có nghĩa là chỉ số thông minh của bé kém. Có thể do cơ của con chưa phát triển hoàn thiện. Trong quá trình tập bò dễ bị mệt mỏi, thể lực yếu. Cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng của bé và hướng dẫn bé bò từng bước chậm rãi.
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến việc bé không bò trước khi tập đi còn liên quan đến một số yếu tố khác như:
1. Không cho trẻ cơ hội để bò
Nhiều bậc cha mẹ cảm thấy việc tập bò không giúp ích nhiều cho con sau này. Và nếu bé hít phải chất bẩn dưới đất cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Một số cha mẹ cũng nghĩ rằng nếu con bị ngã khi đang bò sẽ gây ra một số tổn thương cho bé. Do đó, họ không muốn cho con trẻ tập bò.
Ảnh: Internet
2. Không tạo cho trẻ môi trường tập bò
Nhiều phụ huynh vì có con nhỏ và áp lực công việc nên thường không vệ sinh nhà cửa sạch sẽ cũng như chưa xử lý được các góc bàn sắc nhọn và các thiết bị điện cắm trong nhà, cho nên không thể cung cấp một môi trường an toàn cho trẻ. Những chướng ngại vật này cũng sẽ làm bé bị thương trong quá trình tập bò, làm tăng nguy cơ bé gặp nguy hiểm. Vì vậy, các bậc cha mẹ nên chú ý hơn đến môi trường vệ sinh cũng như các vấn đề an toàn trong phạm vi bé tập bò.
3. Quần áo cồng kềnh khiến các hoạt động bị hạn chế
Nhiều cha mẹ thường sợ cơ thể của bé non yếu, lo lắng bé bị cảm lạnh, ngay cả mùa hè cũng thường quấn chặt nhiều lớp khiến cơ thể bé cồng kềnh. Hơn nữa, khi mặc nhiều quần áo thì bé cũng sẽ đổ mồ hôi trong quá trình bò, khiến bé càng khó chịu, không muốn di chuyển.
4. Bị đau dẫn đến không thích tập bò
Cha mẹ phải chú ý, nếu bé bị va chạm mạnh trong quá trình bò trước đó, bé có thể nhớ lại va chạm nên sợ hãi không chịu bò. Vì vậy, các bậc cha mẹ phải quan tâm đến môi trường ở nhà để đảm bảo an toàn cho con mình. Đảm bảo trẻ không bị thương hay tạo rào cản tâm lý khi bò.
Tóm lại, vì tình thương và sự quan tâm dành cho con cái, các bậc cha mẹ thường e ngại và lo sợ rằng con mình sẽ bị tổn hại. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải để trẻ tuân theo quy luật phát triển tự nhiên, không được hạn chế bản năng của trẻ, mà phải chú ý hơn đến sự an toàn, mang đến cho trẻ một tương lai tươi đẹp và bình yên.
(Theo Aboluowang)