MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trẻ có 3 dấu hiệu này dễ rơi vào tình trạng "càng học càng kém", điều đầu tiên thường thấy nhất, cha mẹ nên chú ý quan tâm hơn

02-10-2021 - 23:01 PM | Sống

Nhiều học sinh dù rất cố gắng nhưng vẫn không đạt được thành tích tốt trong học tập, nguyên nhân có thể là trẻ đang mang sự "nỗ lực giả" mà bố mẹ không hay biết.

Trên một diễn đàn cha mẹ, một người dùng lo lắng chia sẻ tình trạng của con gái mình. Cô cho biết sau khi lên cấp 2, điểm số của con gái ngày một giảm sút nghiêm trọng mà không rõ nguyên do vì sao. Ở nhà cô bé luôn rất chăm chỉ học tập, làm bài đến nửa đêm, thậm chí cuối tuần cũng không có thời gian thảnh thơi.

"Tôi không thể hiểu nổi vì sao con học sa sút đến vậy", người mẹ day dứt.

Trong mắt mọi người, cô bé này là đứa trẻ cần cù, chịu khó, có ý thức và là một đứa trẻ ngoan ngoãn. Có lần cả gia đình rủ nhau ra ngoài chơi, trong khi những đứa trẻ khác đều vui vẻ tận hưởng khoảng thời gian nghỉ ngơi hạnh phúc thì cô bé này vẫn tiếp tục đánh vật với bài vở của mình.

Trẻ có 3 dấu hiệu này dễ rơi vào tình trạng càng học càng kém, điều đầu tiên thường thấy nhất, cha mẹ nên chú ý quan tâm hơn - Ảnh 1.

Sự nỗ lực của cô bé khiến nhiều người cảm thấy nể. Rõ ràng một đứa trẻ có nhiều cố gắng trong học tập thì thành tích phải tốt hơn, vì sao lại ngày càng thụt lùi? Có người phân tích, cô bé này thực chất đã rơi vào tình trạng "nỗ lực giả" nên dù cố gắng nhiều mà kết quả vẫn không cải thiện.

Nếu trẻ có 3 dấu hiệu sau thì rất có thể trẻ đang "nỗ lực giả", sẽ gặp nhiều khó khăn trong học tập, khó đạt được kết quả tốt. Phụ huynh nên chú ý quan tâm nhiều hơn.

Thiếu ý thức tự giác, thích trì hoãn

Có những đứa trẻ sẽ rất nghiêm túc làm bài tập, nhưng trạng thái này chỉ kéo dài khoảng mười giây trước khi chúng bắt đầu những cử động nhỏ như nhìn trời nhìn đất, chơi bút chì, gõ tay xuống bàn, vặn người, đi vệ sinh, uống nước...

Trong khoảng 10 phút thì thật sự trẻ chỉ tập trung vào bài được 2 phút. Vấn đề ở chỗ đứa trẻ này không có tính tự giác và đây dường như là tình trạng chung rất quen thuộc của nhiều trẻ nhỏ ở lứa tuổi đi học.

Đứa trẻ này cũng luôn tìm cách trì hoãn công việc. Chuyện có thể hoàn thành trong 30 phút thì trẻ phải mất đến 2 tiếng. Bài tập về nhà thì luôn cần phụ huynh đôn đốc, thúc giục và giám sát thì mới có thể làm xong.

Trẻ có 3 dấu hiệu này dễ rơi vào tình trạng càng học càng kém, điều đầu tiên thường thấy nhất, cha mẹ nên chú ý quan tâm hơn - Ảnh 2.

Nỗ lực thật sự là không phải là thức khuya hoặc dành nhiều thời gian hơn người khác mà là tìm ra cách phù hợp, gạt bỏ những suy nghĩ lung tung để dành hết tâm trí làm một việc gì đó. Nếu một đứa trẻ dễ bị thu hút bởi những thứ khác khi chúng đang làm một việc, thì sự tập trung của chúng thực chất cũng chỉ là "nỗ lực giả".

Một đứa trẻ thích trì hoãn, phải có người giám sát, nhắc nhở học hành thì dù chúng có tập trung đến đâu thì đó cũng là giả tạo. Chỉ có kỷ luật tự giác mới làm cho sự nỗ lực của trẻ đơm hoa kết trái.

Trẻ hiếu thắng, thích ganh đua

Trong cuộc sống, một số trẻ rất hay ganh đua và thích so sánh với những người khác. Khi trẻ không đạt được thành tích tốt như các bạn, hoặc cảm thấy bản thân thua kém bạn bè về mọi mặt trong cuộc sống, chúng sẽ cảm thấy rất xấu hổ, khó chịu và hình thành nên tâm lý tiêu cực.

Một người quá chú trọng thắng thua thì tâm lý sẽ trở nên cực đoan và sẽ không nhìn ra được bản chất của vấn đề. Thay vì nghĩ "Mình làm chưa tốt ở đâu?" thì trẻ lại dằn vặt bản thân với câu hỏi "Tại sao bạn thắng mình? Bạn có gì tốt?".

Trẻ có 3 dấu hiệu này dễ rơi vào tình trạng càng học càng kém, điều đầu tiên thường thấy nhất, cha mẹ nên chú ý quan tâm hơn - Ảnh 3.

Lúc này, trẻ có thể học hành chăm chỉ hơn, nhưng sự tập trung của trẻ sẽ chuyển thành sự đố kỵ. Việc liên tục so sánh bản thân với người khác chỉ làm suy yếu động lực của bản thân mà không thể giải quyết được vấn đề của chính mình.

Trẻ em thích ganh đua, hiếu thắng thường có hai kết quả: Nếu chiến thắng, trẻ sẽ trở nên kiêu căng và tự mãn, con người ngày càng thụ động hơn. Nếu thua cuộc, trẻ sẽ bắt đầu tự ti, chán nản, nghĩ rằng nỗ lực của mình chẳng có ý nghĩa gì, cuối cùng tự bóp méo giá trị của mình.

Trẻ phấn đấu chỉ vì phần thưởng

Nhiều phụ huynh vẫn thường tặng quà hoặc có điều kiện trao đổi như một cách để đôn đốc con trong học tập. Động viên con cái là điều tốt, nhưng bố mẹ dùng sai cách khuyến khích sẽ khiến trẻ hình thành thói quen "đe dọa". Nếu không có điều kiện thì trẻ sẽ không chịu hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Chẳng hạn như muốn con làm bài tập thì phải cho con xem ti vi, con được điểm 10 thì phải dắt con đi công viên, bố mẹ không hứa thì con sẽ không học bài...

Trẻ có 3 dấu hiệu này dễ rơi vào tình trạng càng học càng kém, điều đầu tiên thường thấy nhất, cha mẹ nên chú ý quan tâm hơn - Ảnh 4.

Dùng điều kiện để thúc đẩy động lực của trẻ thực chất chỉ mang về sự nỗ lực thụ động. Nghiên cứu tâm lý cho thấy sự hài lòng về vật chất có thể giúp trẻ nỗ lực trong một thời gian ngắn, khi sự hài lòng biến mất, động lực cũng sẽ biến mất.

Việc trẻ có thể học tốt hay không phụ thuộc phần lớn vào ý thức tự giác, sự nỗ lực xuất phát từ bên trong của trẻ. Chỉ khi trẻ tự nhìn nhận được tầm quan trọng và sự cần thiết phải học thì trẻ mới có ý thức tự mình hoàn thành việc học của mình mà không cần bất cứ sự thúc giục hay dụ dỗ nào của bố mẹ.

(Nguồn: 163)

Theo Song Kỳ

Pháp luật & Bạn đọc

Trở lên trên