MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trẻ có 3 dấu hiệu này thì không nghi ngờ gì nữa: Trí thông minh cảm xúc vượt trội, tương lai xán lạn vô cùng

15-09-2024 - 18:09 PM | Sống

Trẻ có 3 dấu hiệu này thì không nghi ngờ gì nữa: Trí thông minh cảm xúc vượt trội, tương lai xán lạn vô cùng

Con bạn có những dấu hiệu nổi bật về trí thông minh cảm xúc này không?

Khoa học đã chứng minh những đứa trẻ có EQ cao có xu hướng tham gia tích cực các hoạt động ở trường, có mối quan hệ tốt hơn, đạt điểm cao hơn. Khi trưởng thành, những bé có EQ cao cũng có xu hướng thành công hơn nhũng đứa trẻ khác.

Nghiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) cho biết, trẻ có EQ cao sẽ hỗ trợ cho sự thông minh được bộc lộ và thậm chí còn giúp gia tăng IQ (chỉ số thông minh). Trẻ có chỉ số EQ thấp sẽ thiếu sự tự tin, không thích giao tiếp với người khác, ít bạn bè. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bản thân và nghề nghiệp trong tương lai, trẻ dễ trở thành người cô đơn, không biết vượt qua thất bại...

Một nghiên cứu kéo dài 19 năm được công bố trên Tạp chí Y tế Công cộng Mỹ cho thấy, các kỹ năng xã hội và cảm xúc của một đứa trẻ ở trường mẫu giáo có thể dự đoán thành công suốt đời. Những trẻ có thể chia sẻ, hợp tác và tuân theo chỉ dẫn ở tuổi lên 5 có nhiều khả năng tốt nghiệp đại học và bắt đầu làm việc toàn thời gian ở tuổi 25. Bên cạnh đó, EQ cao cũng có thể cải thiện sức khỏe tinh thần. Những người có mức độ trí tuệ cảm xúc cao hơn ít có nguy cơ bị trầm cảm cũng như mắc các bệnh tâm thần khác.

Chỉ số EQ có thể cải thiện, chỉ cần bố mẹ kiên nhẫn giáo dục và hướng dẫn trẻ cẩn thận. Trên con đường trưởng thành, hãy để trí tuệ xúc cảm cao giúp trẻ dũng cảm mở cánh cửa ra thế giới.

Trẻ có 3 dấu hiệu này thì không nghi ngờ gì nữa: Trí thông minh cảm xúc vượt trội, tương lai xán lạn vô cùng- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

1. Khả năng biểu đạt cảm xúc tốt

Quan sát con, bạn sẽ thấy trẻ yêu thích vẽ, kể chuyện về cuộc sống hàng ngày. Trẻ cũng có sở trường bắt chước biểu cảm của ai đó, hoặc biến mình thành "diễn viên" với mỗi động tác, lời nói. Tất cả các biểu hiện này cho thấy trẻ dễ dàng nhận diện cảm xúc của chính mình và mọi người xung quanh.

Theo Solvhealth, bằng việc chia sẻ với trẻ những cảm nhận của chính mình (theo hướng tích cực), cha mẹ sẽ góp phần giúp con học hỏi những kỹ năng đối phó đa dạng.

Ngược lại, nếu trẻ chưa có khả năng biểu đạt cảm xúc, cha mẹ có thể giúp trẻ bằng cách đặt tên cho cảm xúc của con. Ví dụ, khi trẻ buồn vì vừa thua một trò chơi nào đó, phụ huynh có thể nói: "Có vẻ như con đang cảm thấy thực sự tức giận, phải không?". Nếu trẻ trông có vẻ buồn, cha mẹ có thể nói: "Con có cảm thấy thất vọng vì hôm nay chúng ta sẽ không đến thăm ông bà không?". Các từ cảm xúc như "tức giận", "khó chịu", "xấu hổ" và "đau đớn" đều có thể xây dựng từ vựng để diễn đạt cảm xúc. Đừng quên chia sẻ những từ chỉ cảm xúc tích cực, như "vui sướng", "phấn khích", "hồi hộp" và "hy vọng".

2. Luôn là "quan toà phán xử"

Con có thể đóng vai trò người hòa giải trung gian cho những khúc mắc của bạn bè. Để làm được điều này, không chỉ bằng lời nói, trẻ cần có khả năng cảm thông, chia sẻ với những người xung quanh.

Nếu con luôn là "quan tòa phân xử" mọi vấn đề trong nhóm bạn của bé, chắc chắn bé có EQ cao. Trẻ có EQ cao luôn là người lắng nghe thấu suốt, biết cách làm thế nào để giúp đỡ người khác xử lý mọi vấn đề.

Để dạy trẻ biết lắng nghe, bạn cần rèn luyện để trở thành người nghe tích cực. Sau khi con nói, bạn có thể hồi đáp với tinh thần xây dựng: "Ồ, mẹ thấy con đang tức giận lắm rồi!", hay "Lý do gì khiến con tức giận đến vậy, kể cho mẹ nghe nào?".

3. Trẻ lạc quan

Trẻ có EQ cao ít khi nói những lời tiêu cực mà thường tích cực và có thể mang lại năng lượng tích cực cho người khác. Chúng không chỉ trích, đổ lỗi hay phàn nàn và cũng không truyền những cảm xúc tồi tệ của mình cho những người không liên quan. Một đứa trẻ như vậy sẽ không tùy tiện nổi nóng với người thân của mình.

Trên thực tế, lạc quan là chìa khóa quan trọng nhất với một đứa trẻ có EQ cao. Nguyên do là chỉ có lạc quan trẻ mới có thể đối mặt với mọi vấn đề chủ động hơn, có khả năng chống thất vọng tốt hơn, không dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và có tinh thần tự khuyến khích bản thân.

Các chuyên gia đưa ra một số lời khuyên nuôi dưỡng sự lạc quan của trẻ em bao gồm óc hài hước và trí tưởng tượng. Ví dụ, để trẻ dọn đồ chơi, bố mẹ có thể nói: "Chiếc xe của con đang rất nhớ nhà đó"; "Các khối lego này đều đang buồn ngủ, đã đến giờ về nhà ngủ rồi"; "Bút và nắp bút là những người bạn tốt, hãy để chúng ôm nhau nào"... Ngoài ra bố mẹ có thể cùng con đọc "câu thần chú": "Không sao đâu" để con đủ tự tin đối mặt với khó khăn.

Theo Hiểu Đan

Phụ nữ số

Trở lên trên