MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trẻ có EQ cao khi còn nhỏ thường mắc những "tật xấu" này, cha mẹ đừng mù quáng cấm đoán

29-09-2024 - 23:24 PM | Sống

Có đôi khi, những thói quen của con mà cha mẹ nghĩ là xấu thực chất lại là biểu hiện của EQ cao.

Hiện nay, các bậc phụ huynh khi giáo dục con cái, thường rất chú trọng việc nuôi dưỡng chỉ số IQ của trẻ. Nhưng thực tế, việc nuôi dưỡng chỉ số EQ của trẻ cũng rất quan trọng, không thể bỏ qua.

Bởi vì, nếu chúng ta muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ xuất sắc, chỉ riêng có chỉ số IQ chắc chắn là không đủ. Hãy biết rằng, khi chúng ta bước vào xã hội, chúng ta cần phải tiếp xúc với mọi người, cần phải có một chỉ số EQ nhất định mới được. Một đứa trẻ chỉ có IQ mà không có EQ, thường rất khó để đứng vững trong xã hội, cũng rất khó để thành công.

Vì vậy, ngoài việc nuôi dưỡng chỉ số IQ, cha mẹ cũng đừng bỏ qua việc nuôi dưỡng chỉ số EQ của trẻ, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.

Đặc biệt là một số bậc phụ huynh vẫn luôn mù quáng ngăn cản một số hành vi của trẻ, bởi vì trong mắt họ đó là khuyết điểm. Nhưng thực tế, những hành vi này của trẻ lại chính là biểu hiện của chỉ số EQ cao. Sự cấm đoán mù quáng của cha mẹ có thể sẽ làm hạn chế sự phát triển cá nhân của trẻ.

Trẻ em có chỉ số EQ cao khi còn nhỏ thường có những "khuyết điểm" này, cha mẹ đừng mù quáng cấm đoán:

1. Thường ít nói, hơi "cụ non", không thích tranh cãi

Một số trẻ thường ít nói, nhưng không phải vì trẻ nhút nhát, chỉ là vì chúng không thích tranh cãi đúng sai. Mặc dù những đứa trẻ này không nói gì, như thể chúng chẳng biết gì, nhưng mỗi khi chúng bày tỏ quan điểm của mình thì quan điểm chúng đưa ra lại hết sức đúng đắn.

Vì vậy, ít nói không nhất thiết là điều xấu, đó cũng không nhất thiết là khuyết điểm của chúng. Hành vi này của trẻ chỉ đơn giản vì chúng chững chạc hơn độ tuổi mà thôi.

Trẻ có EQ cao khi còn nhỏ thường mắc những "tật xấu" này, cha mẹ đừng mù quáng cấm đoán- Ảnh 1.

Có những thói quen ở trẻ chưa chắc đã là khuyết điểm. (Ảnh minh họa)

2. Thích giao tiếp với người lớn tuổi hơn

Có một số trẻ, mỗi khi chơi với người khác, luôn thích chơi với những người lớn tuổi hơn mình. Có thể một số phụ huynh thấy hành vi của trẻ rất kỳ lạ, trẻ nên tiếp xúc nhiều hơn với bạn cùng trang lứa. Nhưng thực tế, hiện tượng này thực sự chứng tỏ trẻ có chỉ số EQ cao, bởi không phải tất cả trẻ em đều có thể giao tiếp tốt với người lớn hơn mình.

Vậy nên, nếu con bạn cũng thế, bạn cũng không cần lo lắng quá, bởi có thể điều này chính là minh chứng con bạn rất thông minh.

3. Hiếu động, hoạt bát

Cũng có một số trẻ, từ nhỏ đã rất hiếu động, hoạt bát quá mức, điều này khiến nhiều phụ huynh cảm thấy phiền não. Nhưng thực tế, biểu hiện này của trẻ cũng cho thấy trẻ có thể là đứa trẻ có chỉ số EQ cao.

Những đứa trẻ này thông thường có tư duy rất linh hoạt, vì vậy, khả năng tiếp nhận những sự việc mới mẻ của chúng thường cũng mạnh hơn nhiều đứa trẻ cùng lứa, ngay cả khi đến một môi trường hoàn toàn mới, chúng cũng có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường đó.

Vì vậy, nếu con bạn luôn rất hiếu động, hoạt bát, bạn cũng không cần lo lắng quá.

Làm thế nào để nuôi dưỡng chỉ số EQ của trẻ?

1. Bắt đầu từ bản thân, tạo môi trường tốt cho trẻ

Trước hết, nếu chúng ta muốn nuôi dưỡng chỉ số EQ của trẻ, chúng ta cần phải bắt đầu từ bản thân mình. Cần phải biết rằng, phụ huynh là thầy cô giáo tốt nhất của trẻ, môi trường gia đình là môi trường có ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ. Nếu chúng ta muốn nuôi dưỡng một đứa trẻ có chỉ số EQ cao, chúng ta phải trở thành phụ huynh có chỉ số EQ cao trước, chỉ như vậy, chúng ta mới có thể đóng tốt vai trò dẫn đầu.

Trẻ có EQ cao khi còn nhỏ thường mắc những "tật xấu" này, cha mẹ đừng mù quáng cấm đoán- Ảnh 2.

Muốn con có EQ cao, cha mẹ cũng cần trở thành những bậc phụ huynh EQ cao. (Ảnh minh họa)

2. Hướng dẫn trẻ tích cực

Muốn nuôi dưỡng chỉ số EQ của trẻ, khi trẻ gặp vấn đề hoặc có cảm xúc tiêu cực, chúng ta cần phải hướng dẫn trẻ một cách tích cực, lạc quan. Bởi chỉ khi chúng ta nắm bắt được phương pháp giáo dục đúng đắn, trẻ mới trở nên tích cực, lạc quan hơn, mới không dễ dàng sa lầy vào cảm xúc tiêu cực.

3. Nuôi dưỡng lòng trắc ẩn của trẻ

Muốn nuôi dưỡng chỉ số EQ của trẻ, chúng ta cũng cần phải nuôi dưỡng lòng trắc ẩn của trẻ. Bởi chỉ khi trẻ học được cách đặt mình vào vị trí của người khác, trẻ mới có thể trở thành người biết thông cảm, mới có thể đứng vững trong xã hội, trở thành người có chỉ số EQ cao được mọi người yêu mến dù ở đâu.


Theo Thiên An

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên