Trẻ hoạt ngôn và trẻ trầm tính lớn lên sẽ có tính cách, tương lai rất khác nhau: Bố mẹ cần lưu ý!
Nếu cha mẹ chú trọng đến việc định hình tính cách tích cực cho con mình, họ cần phải tìm cách thay đổi thói quen của trẻ từ khi còn nhỏ.
- 09-08-2022Chuyên gia tâm lý gợi ý: Cha mẹ hãy đưa con ra SÂN CHƠI, nếu thấy trẻ có 3 đặc điểm này thì xin chúc mừng, tương lai sẽ rất rạng rỡ
- 07-08-2022Nhóm ngành năm nào cũng hot, số nguyện vọng đăng ký gấp 4,5 lần chỉ tiêu nhưng thầy giáo CẢNH BÁO: Cần lưu ý điểm này để khỏi bị rơi vào ảo tưởng
- 07-08-2022Giáo sư Đại học Harvard nói: Trẻ THÔNG MINH hay không, nhìn vào 3 chi tiết này là biết, không phải xem thành tích học tập
Giáo sư Lý Mỹ Kim (Trung Quốc) cho biết, từ 3 - 6 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất trong việc định hình 85 - 90 % tính cách của một đứa trẻ. Môi trường sống và cách giáo dục khác nhau sẽ dẫn tới những đứa trẻ có những tính cách không giống nhau. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, một số trẻ rất năng động, hoạt ngôn nhưng số khác lại trầm tính, ít nói. Và sự khác biệt này của trẻ khi còn nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng trong tương lai.
1. Những đứa trẻ ít nói, không thích giao tiếp
Khi trẻ còn nhỏ, hành động khóc là để chúng bày tỏ sự không hài lòng của mình. Khi trẻ 2 - 3 tuổi, chúng sẽ nói "không" với những gì mình không thích. Vì vậy, khi trẻ không hài lòng về điều gì đó, chắc chắn chúng sẽ bày tỏ bằng một cách nào đó, có thể là khóc hoặc nói. Thế nhưng, những đứa trẻ không thích nói lại, im lặng, mặc kệ, về cơ bản sẽ có 2 kiểu tính cách này khi lớn lên:
- Thiếu ý chính kiến
Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ quen với việc nghe theo lời của cha mẹ, không được phép bộc lộ suy nghĩ của mình thì lớn lên, các con sẽ ngại bày tỏ, ngại phản bác và thậm chí là âm thầm chịu đựng những bất bình.
- Bất cần mọi thứ
Những đứa trẻ này luôn cảm thấy chán nản, mặc kệ mọi thứ. Chúng chú tâm rất nhiều vào trạng thái tâm lý bản thân mà phớt lờ, không phản bác hoặc bày tỏ bất kỳ điều gì về những điều chúng không thấy hứng thú.
Trên thực tế, 2 tính cách này không có lợi cho sự trưởng thành của trẻ. Chính vì vậy, ngay từ khi con còn bé, bố mẹ nên quan tâm chăm sóc và chủ động nói chuyện, chia sẻ nhiều hơn với trẻ. Đồng thời cần kiên nhẫn và lắng nghe trẻ nhiều hơn, tạo cơ hội để các con bộc lộ suy nghĩ của bản thân. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên động viên con tham gia hoạt động mà bản thân chúng luôn rụt rè, sợ hãi. Hành động này sẽ giúp chúng thoát khỏi vòng an toàn và vượt lên chính mình.
2. Những đứa trẻ hoạt ngôn, nói nhiều
Trái ngược với những trẻ trầm tính, ít nói, trẻ hoạt ngôn đều là những đứa trẻ hướng ngoại. Chúng sẽ có xu hướng tập trung nhiều năng lượng vào thế giới bên ngoài nên ít khi có cảm giác một mình, cô đơn. Trẻ sẽ tự tin bày tỏ ý kiến của mình, bộc lộ điều mình thích hoặc cảm thấy không thích. Nhờ tính cách này mà trẻ tự tin hơn, khả năng giao tiếp cũng tốt hơn, giỏi diễn đạt, không lo lắng sợ hãi khi nói trước đám đông, tính quản giao là lợi thế.
Trong tương lai, những đứa trẻ như thế này thường rất tự lập, đây là ưu điểm của những trẻ hoạt ngôn.
Mặc dù trẻ hoạt ngôn, thích nói lại là tốt, nhưng mọi thứ vẫn cần phải được kiểm soát. Bởi trẻ những đứa trẻ này thường dễ tác động bởi bên ngoài, dễ mất tập trung khi học tập. Vì vậy, nếu cha mẹ nhận thấy con mình có vẻ thích nói lại và mất tập trung thì cần phải có biện pháp kỷ luật.
Trẻ hoạt ngôn thích thể hiện bản thân, muốn thu hút sự chú ý của người khác. Tuy nhiên, ranh giới giữa việc tự tin và tự phụ mong manh và trẻ chưa nhận thức được nên bố mẹ cần lưu ý để dạy bảo con đúng cách. Khuyên con khi thể hiện bản thân, trẻ không cần phải tỏ ra kiêu ngạo. Nếu nói với giọng điệu bình tĩnh, người khác sẽ chú ý lắng nghe hơn.
(Theo Aboluowang)