Trẻ IQ cao sẽ có những đặc điểm này trước 6 tuổi, con bạn "trúng" mấy điều?
Cha mẹ có thể căn cứ vào một số đặc điểm này để định hướng và rèn luyện con tốt hơn.
- 20-07-2024Kết quả khảo sát: Bố mẹ kiểu này thường có con thông minh, học giỏi, chỉ số IQ cao ngất ngưởng
- 19-07-2024Một công dân Hàn Quốc có chỉ số IQ cao nhất thế giới
- 07-07-2024Nghiên cứu của Harvard: Có 2 tháng trong năm được gọi là "tháng thông minh", con sinh vào thời điểm này thì IQ rất cao
Phát triển trí tuệ cho con cái là một trong những khía cạnh giáo dục quan trọng nhất mà các bậc cha mẹ hiện đại hướng tới. Nhiều bậc cha mẹ cố gắng bằng mọi cách để con mình thông minh hơn bởi nhiều người tin rằng trẻ thông minh sẽ có cuộc sống và học tập dễ dàng hơn sau này.
Nhiều bậc cha mẹ thậm chí còn đưa con đi kiểm tra trí thông minh để tìm hiểu xem chỉ số IQ của con mình có cao hay không.
Thực tế, một đứa trẻ có thông minh hay không có thể nhận biết được trước 6 tuổi.
Giáo sư tâm lý học của Đại học Boston, Mỹ, đã từng điều tra nghiên cứu về trẻ em thiên tài. Ông đã tổng kết ra rằng, trẻ em có IQ cao trước 6 tuổi đã có những dấu hiệu rõ ràng, có cơ sở, cụ thể là những đặc điểm sau.
7 dấu hiệu trước năm 6 tuổi chứng minh trẻ có IQ cao
1. Dù làm bất cứ việc gì cũng rất tập trung
Nhà văn nổi tiếng người Mỹ Mark Twain từng nói: "Chỉ cần bạn tập trung vào một nghề nghiệp nào đó, chắc chắn bạn sẽ đạt được những kết quả khiến bạn phải ngạc nhiên".
Những đứa trẻ sẽ tập trung chú ý vào những thứ mình yêu thích trong thời gian dài, làm bất cứ việc gì cũng rất chuyên tâm, chẳng hạn như khi chơi xếp hình, chúng sẽ tập trung hết sức vào các hình khối và sẽ không bị các yếu tố ngoại cảnh làm ảnh hưởng. Chúng tập trung cao độ và rất kiên nhẫn hoàn thành việc ghép các hình khối với nhau.
2. Thích cười
Trẻ cười càng sớm thì càng có khả năng có chỉ số IQ cao hơn vì nụ cười là biểu hiện được kiểm soát bởi rất nhiều tế bào thần kinh. Cười cũng là khởi đầu của các hoạt động tâm lý. Khi bắt đầu nhận biết được những điều khiến mình vui vẻ, trẻ sẽ cười, điều này cho thấy tư duy nhạy bén và phản ứng nhanh nhạy.
3. Can đảm
Nhiều người thành công luôn nói một câu, đọc sách nhiều không bằng can đảm!
Những đứa trẻ dũng cảm không bao giờ ngần ngại trước khó khăn, dám ở nhà một mình từ khi còn rất nhỏ và không bao giờ rụt rè khi đối mặt với người lạ. Ngủ cũng là ngủ một mình, không cần bố mẹ ngủ cùng.
4. Giỏi bắt chước
Nhiều đứa trẻ có khả năng bắt chước nét mặt của người lớn ngay sau khi chào đời, điều này cho thấy sự phát triển thần kinh thị giác và thần kinh não của trẻ rất nhanh. Bắt chước không chỉ đòi hỏi trẻ có kỹ năng quan sát tốt mà còn đòi hỏi những kỹ năng phối hợp nhất định của tay, mắt và não. Bắt chước cũng là cách để trẻ học hỏi kỹ năng và khám phá những điều trẻ chưa biết.
5. Thích nói chuyện
Trẻ em thích nói chuyện cả ngày lẫn đêm, miệng không bao giờ nhàn rỗi, như hàng vạn câu hỏi tại sao, cha mẹ trả lời câu hỏi mãi không xong. Cha mẹ đừng nghĩ rằng con mình thích nói chuyện, suy ra con là một đứa trẻ… nói nhiều bởi hơn thế, rất có thể điều đó chứng minh con bạn bẩm sinh đã có khả năng ngôn ngữ mạnh mẽ. Việc có thể duy trì được sở thích "nói nhiều" như vậy còn cho thấy trẻ khá nhanh nhẹn trong tư duy.
6. Hành động nhanh nhẹn
Có những đứa nghịch ngợm và hoạt bát đến độ chạy nhảy suốt ngày, không bao giờ thấy mệt. Lúc này, hẳn không ít cha mẹ sẽ lo lắng liệu có phải con mình đã mắc hội chứng ADHD (rối loạn tăng động, giảm chú ý). Trên thực tế, không phải vậy đâu. Những biểu hiện này cho thấy "tế bào vận động" của trẻ rất phát triển. Nhìn chung, trẻ có những hành vi này có khả năng vận động, khả năng làm việc bằng tay, khả năng thực hành rất mạnh, đồng thời cũng cho thấy trẻ nghĩ rất nhanh nhẹn, tiếp nhận những điều mới mẻ rất nhanh.
7. Tò mò
Chuyên gia nghiên cứu về sự tò mò Ian Leslie từng nói: "Những đứa trẻ có tính tò mò mạnh mẽ sẽ thông minh hơn và có nhiều khả năng được người khác ưu ái hơn trong tương lai".
Có nhiều đứa trẻ thường hỏi những câu hỏi kỳ quặc và đa dạng khiến cho cha mẹ đôi khi cảm thấy rất mệt mỏi, thậm chí cáu kỉnh. Những đứa trẻ này cũng thích làm một số hành động "phá hoại nhỏ" như tháo tung dụng cụ học tập, đồ chơi… Trên thực tế, đây là biểu hiện của sự tò mò ở trẻ. Tò mò là phản ứng của trẻ khi quan sát, suy nghĩ và tưởng tượng về những điều chưa biết, liên quan chặt chẽ đến khả năng sáng tạo của trẻ.
Đời sống và pháp luật