MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trẻ mắc tay chân miệng cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào?

03-10-2018 - 21:32 PM | Sống

Bên cạnh việc phòng tránh, phụ huynh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi bị tay chân miệng.

Trẻ mắc tay chân miệng cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào? - Ảnh 1.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 53.500 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó gần một nửa số bệnh nhân phải nhập viện và đã có 6 ca tử vong.

Trẻ mắc tay chân miệng cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào? - Ảnh 2.

Trẻ bị tay chân miệng thường rất biếng ăn, thậm chí có thể bỏ ăn do các vết loét trong niêm mạc miệng gây đau đớn. Hơn nữa, cơ thể sốt, đau họng... khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên quấy khóc nên dễ sụt cân. Do vậy, chuyện ăn uống của trẻ mắc bệnh cần chú ý một số điểm sau:

Trẻ mắc tay chân miệng cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào? - Ảnh 3.

Nếu trẻ còn bú mẹ thì cho trẻ bú như bình thường, có thể tăng số lần bú hàng ngày cho trẻ.

Trẻ mắc tay chân miệng cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào? - Ảnh 4.

Do có vết loét trong miệng nên trẻ thường đau miệng và không muốn ăn. Vì vậy, cần chuẩn bị thức ăn mềm nhuyễn, đủ chất. Kể cả rau củ quả cũng nên làm nhuyễn cho trẻ. Cần làm nguội thức ăn trước khi cho trẻ ăn nhằm tạo cảm giác dễ chịu, kích thích trẻ ăn uống ngon miệng hơn..

Trẻ mắc tay chân miệng cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào? - Ảnh 5.

Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ do trẻ bị đau miệng nên mỗi bữa sẽ không ăn được nhiều. Không cố gắng ép trẻ ăn (vì trẻ đau miệng, ăn nhiều một lúc sẽ gây cảm giác khó chịu).

Trẻ mắc tay chân miệng cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào? - Ảnh 6.

Tránh chọn những loại muỗng, thìa có cạnh sắc để đút cho trẻ. Không đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi và môi làm trẻ đau dẫn đến sợ hãi, không ăn.

Trẻ mắc tay chân miệng cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào? - Ảnh 7.

Sau khi ăn xong, cần cho trẻ súc miệng sạch sẽ hoặc lau sạch miệng.

Trẻ mắc tay chân miệng cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào? - Ảnh 8.

Một số món ăn giúp trẻ dễ nuốt, dễ tiêu hóa và vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng. Do những vết loét ở lưỡi, lợi sẽ khiến trẻ đau khi nhai, khó nuốt nên việc uống sữa sẽ dễ dàng hơn. Sữa chứa nhiều protein giúp trẻ mau hồi phục và cung cấp nước đề bù lại những cơn sốt làm mất nước.

Trẻ mắc tay chân miệng cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào? - Ảnh 9.

Cháo bột: Phụ huynh nên nấu cháo bột hoặc xay cháo thật nhuyễn để trẻ có thể bỏ qua bước nhai, tránh gây đau ở miệng. Bạn cũng có thể xay thêm một các loại thịt và rau củ quả để đảm bảo đầy đủ chất cho trẻ.

Trẻ mắc tay chân miệng cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào? - Ảnh 10.

Sữa chua là một thực phẩm rất tốt cho trẻ bị tay chân miệng. Món ăn này bổ sung lợi khuẩn, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn.

Trẻ mắc tay chân miệng cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào? - Ảnh 11.

Nước ép hoặc sinh tố hoa quả giúp bổ sung vitamin, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

Trẻ mắc tay chân miệng cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào? - Ảnh 12.

Để phòng bệnh tay chân miệng cần tăng cường sức đề kháng và giữ vệ sinh sạch sẽ. Cho trẻ ăn đủ bữa ( 3-5 bữa trong ngày), đủ dinh dưỡng (bột, đạm, dầu, rau). Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. Ăn nhiều trái cây sạch sau khi ăn cháo, bột để tăng cường vitamin và yếu tố vi lượng. Đồ chơi và muỗng, chén của trẻ phải rửa sạch mỗi ngày và không nên chơi chung, ăn chung với những trẻ có bệnh....

Theo Nguyễn Như

VOV

Trở lên trên