Trên 90% gian lận tài chính liên quan đến người dùng thẻ trực tuyến
Theo các chuyên gia, có khoảng 95% các vụ gian lận tài chính có liên quan đến người sử dụng thẻ trên môi trường TMĐT với số tiền giao dịch có giá trị lớn.
- 25-06-2022Cơ quan nhà nước có thể cung cấp dịch vụ công trực tuyến qua mạng xã hội
- 24-06-2022Chủ quan không đổi CCCD gắn chip vì CCCD, CMND cũ chưa hết hạn: Có thể bị phạt nếu thuộc những trường hợp này!
- 24-06-2022Quảng Ninh: Thương mại điện tử “cầu nối” cho xuất nhập khẩu
Đây là thông tin được ông Joe Cunningham, Chủ tịch cấp cao Quản lý rủi ro của Visa châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ tại Hội thảo chuyên đề “Bảo vệ dữ liệu số của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số” trong khuôn khổ sự kiện Security Summit 2022 vừa diễn ra.
Theo ông Joe Cunningham, các sự cố về an toàn thông tin sẽ gây mất niềm tin với khách hàng và khiến doanh nghiệp chịu những tổn thất lớn.
Ông Joe Cunningham, Chủ tịch cấp cao Quản lý rủi ro Visa Châu Á – Thái Bình Dương
Đại dịch Covid-19 đã thay đổi thói quen của người dùng và thúc đẩy thị trường TMĐT tăng trưởng mạnh mẽ. Joe Cunningham dẫn số liệu dự báo đến 2025, các giao dịch TMĐT ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có thể lên đến 2.000 tỷ USD.
“Trong 2 năm, giá trị các giao dịch TMĐT đã tăng vọt và các rủi ro, nguy cơ thông tin cũng đi kèm với sự gia tăng này”, ông Joe Cunningham nói.
Lãnh đạo Visa cho biết, có khoảng 95% các vụ gian lận tài chính có liên quan đến người sử dụng thẻ trên môi trường TMĐT với số tiền giao dịch có giá trị lớn.
“Giá trị các giao dịch trên môi trường TMĐT ngày càng tăng. Hành vi mua sắm thay đổi nên cũng dẫn đến các nguy cơ lớn hơn khi giao dịch trên môi trường mạng”, Joe Cunningham cho hay.
Theo thống kê của Visa, đã có thêm hàng trăm triệu người dùng mới tham gia vào giao dịch TMĐT ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đơn cử tại Ấn Độ, số lượng người dùng mới tham giao vào các giao dịch kinh tế số là hơn 10 triệu người. Các giao dịch TMĐT đang lấn át giao dịch truyền thống và là kênh phân phối chính của các doanh nghiệp.
Thói quen mua sắm trực tuyến gia tăng, khiến các cuộc tấn công của tội phạm mạng cũng gia tăng hơn. Do đó, các doanh nghiệp, tổ chức cần hạn chế cơ hội các hacker có thể tận dụng để tấn công vào các giao dịch trên môi trường mạng,
Chia sẻ về các phương thức có thể đảm bảo an toàn trong các giao dịch trực tuyến được Visa áp dụng trên toàn cầu trong đó có Việt Nam, ông Joe Cunningham nhấn mạnh tới 4 trụ cột.
Các gian lận có xu hướng tăng lên khi người dùng mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Ảnh minh họa: Internet |
Trước tiên là việc loại bỏ các thông tin nhạy cảm của người dùng trong quá trình thanh toán. Ông này lý giải, các thiết bị cá nhân như điện thoại, máy tính xách tay…là mắt xích kết nối yếu nhất và có thể trở thành các lỗ hổng bảo mật. Do đó, nguyên tắc đầu tiên là giảm thiểu các lỗ hổng thông tin trong quá trình thanh toán. Nếu chúng ta loại bỏ các thông tin này thì sẽ đảm bảo các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp hay bên thứ 3 sẽ ít bị nhắm vào bởi tin tặc. |
“Chúng tôi muốn đảm bảo thu gọn các mục tiêu của tội phạm bằng cách loại bỏ các thông tin nhạy cảm với việc sử dụng các token và tuân theo các nguyên tắc quốc tế. Nó đảm bảo thông tin được bảo mật và hoạt động hiệu quả trong môi trường online”, ông Joe Cunningham cho hay.
Nguyên tắc thứ 2 là bảo vệ thông tin. Giảm thiểu thông tin cá nhân bị lộ lọt bằng các giải pháp mã hóa, các phương pháp này cần tuân thủ theo các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế. Ông Joe Cunningham nhận định, các mối nguy cơ đang thay đổi theo từng ngày nên cũng cần có các giải pháp và cơ hội phòng vệ để đảm bảo an toàn thông tin. Các chủ sở hữu tài khoản, thẻ cần được đảm bảo an toàn về thông tin. Khi các giao dịch diễn ra, cần xác định các giao dịch có xác thực hay không nhất là trên môi trường TMĐT.
Vị này cũng cho biết người dùng (cả người bán và người mua) cần kết hợp nhiều phương pháp xác thực, nhất là các phương pháp xác thực công nghệ mới. Trong khi đó, các ngân hàng phát hành thẻ cũng cần có hệ thống xác thực dựa trên quản lý rủi ro. Nếu những người bán hàng trên toàn thế giới càng áp dụng nhiều biện pháp xác thực thì tỷ lệ các giao dịch lừa đảo sẽ được giảm thiểu. “Các phương pháp xác thực là vô cùng quan trọng với các giao dịch và hiện nó được chấp nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới”, ông này nhấn mạnh.
Dù việc loại bỏ các thông tin nhạy cảm, bảo vệ thông tin người dùng và các biện pháp xác thực là những trụ cột quan trọng, nhưng ông Joe Cunningham cho hay người dùng vẫn là nhân tố quan trọng nhất. “Người sử dụng thẻ cần phải là người đầu tiên cần biết những bất thường đang xảy ra”, ông này nói.
Khi ngày càng có nhiều công cụ, thiết bị để tiến hành các giao dịch trên môi trường điện tử, người dùng có thể tùy vào khẩu vị rủi ro của mình để lựa chọn phương thức giao dịch an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, bản thân người dùng cần phải nắm rõ nhất các nguyên tắc đảm bảo an toàn và cẩn trọng với các giao dịch thực hiện.
ICT News