MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Trên giấy" không nhiều bước, vì sao đưa sáng chế ra thị trường phải mất tận 6 tháng đến 1 năm?

16-05-2024 - 17:07 PM | Kinh tế số

Theo PGS.TS Mai Anh Tuấn, trên giấy tờ không có nhiều bước nhưng để sáng kiến được đưa ra thị trường phải mất từ 6 tháng tới một năm. Bởi việc xác định tài sản công rất phức tạp...

Có nhiều điểm sáng trong khởi nghiệp sáng tạo

Trong khuôn khổ hướng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 và 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ, chiều 16/5, Hội nghị Các nhà khoa học trẻ diễn ra với chủ đề: "Nhà khoa học trẻ và khởi nghiệp sáng tạo". Đây là không gian cho các nhà khoa học chia sẻ góc nhìn về tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo, cách đưa khoa học công nghệ vào thực tiễn cuộc sống, tầm nhìn xanh

Phát biểu tại sự kiện, ông Nguyễn Hoàng Giang, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) của Việt Nam liên tục được cải thiện trong 13 năm qua. Năm 2023, Việt Nam xếp 46/132 quốc gia/nền kinh tế, đứng thứ 4 khu vực Đông Nam Á, duy trì vị trí thứ 2 trong nhóm 36 nền kinh tế thu nhập trung bình thấp; là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo trong thập kỷ qua.

“Điều đó cho thấy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và đời sống”, ông nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Hoàng Giang, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Ảnh: VnExpress

Thời gian qua, Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai nhiều chương trình, xây dựng, sửa đổi các chính sách nhằm tạo điều kiện để các nhà khoa học phát huy năng lực sáng tạo; kích cầu công nghệ từ khu vực doanh nghiệp, tăng cường năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp thông qua tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp đầu tư lập quỹ phát triển khoa học công nghệ, thành lập cơ sở R&D, doanh nghiệp khoa học công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo.

Hiện, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) cũng có nhiều thay đổi, tạo thuận lợi hơn để các nhà khoa học trẻ có cơ hội làm chủ nhiệm đề tài, tham gia các hội nghị hội thảo quốc tế.

"Tôi hy vọng những nỗ lực đó sẽ được chuyển hóa trong thực tế, Việt Nam sẽ có nhiều nhà khoa học trẻ thành công hơn nữa, góp phần gỉai bài toán lớn của đất nước", Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nói.

Đại diện các nhà khoa học và doanh nghiệp, TS. Trịnh Thị Hòa, đồng sáng lập Công ty Nhựa sinh học Buyo khẳng định, trong bối cảnh hướng tới mục tiêu kinh tế xanh, kinh tế số, vai trò đàu tàu phải là vai trò của cơ quan nhà nước, trong việc có những chính sách, luật lệ khuyến khích cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, áp dụng khoa học công nghệ để phát triển kinh tế.

Bởi “Việt Nam có nguồn lực đông, có chuyên môn, chi phí phát triển hợp lý hơn so với thế giới”, bà nhấn mạnh. Ví dụ như Nhựa công nghệ sinh học Buyo, được thực hiện, phát triển tại Việt Nam, bởi Việt Nam từ A-Z, nếu có sự phối hợp hiệu quả thì hoàn toàn có thể mong đợi một tương lai tươi sáng hơn nữa cho các doanh nghiệp SME, nhà khoa học ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tiễn.

Từ đó, doanh nghiệp mong muốn đề xuất chính sách ưu đãi, khuyến khích vật liệu mới thay thế nhựa tương tự như khuyến khích nhựa tái chế, ưu tiên phát triển doanh nghiệp kinh tế tuần hoàn.

Nguyên nhân chậm trễ áp dụng các sáng chế KHCN

Theo đó, trong phần Toạ đàm, các chuyên gia trao đổi về thực trạng có nhiều đề tài nghiên cứu được cấp bằng sáng chế, giải pháp hữu ích, nhưng sau khi hoàn thành và nghiệm thu, đề tài bị dừng lại do nhà khoa học phải bàn giao cho cơ quan quản lý. Trong khi đó ở một số nước trên thế giới, đề tài nghiên cứu sau khi hoàn thành, nhà khoa học được phát triển kinh doanh. Tức là khi nghiên cứu thành công, họ có cơ chế thuận lợi để thành lập doanh nghiệp và bán sản phẩm.

Với cơ chế này, các bằng sở hữu trí tuệ của các nhà khoa học có cơ hội phát triển thành các sản phẩm thương mại hóa một cách nhanh chóng.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Mai Anh Tuấn, Giảng viên cao cấp tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, chúng ta chứng kiến sự dịch chuyển của nền khoa học công nghệ nước nhà gần đây, có sự tích lũy nghiên cứu từ cơ bản và sau đó được ứng dụng. Tuy nhiên, rất khó để chuyển giao một sáng chế cho bên liên quan. Một trong những khó khăn trong quá trình thương mại hóa sản phẩm là quy trình.

Theo ông, trên giấy không có nhiều bước nhưng để đưa sáng chế ra thị trường phải mất từ 6 tháng tới một năm. Bởi việc xác định tài sản công rất phức tạp. Điều này là nguyên nhân khiến các sáng chế chậm được đưa ra ngoài.

PGS.TS Mai Anh Tuấn, Giảng viên cao cấp tại Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Do đó, để thực hiện thương mại hóa, các nhà khoa học cần chứng minh đội ngũ đi cùng mình đủ năng lực để các nhà đầu tư sẵn sàng cùng đồng hành. Các nhà khoa học cũng cần xác định được những giải pháp hữu ích không trùng với cái cũ. Các giải pháp này cần đưa ra sản phẩm có thể thương mại hóa được. Họ phải chọn giải pháp đáp ứng được nhu cầu của xã hội hoặc cải tiến khâu nào đó trong sản xuất và đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư.

N. Uyên

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên