MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trên hành trình lập nghiệp có 3 điều tuyệt đối không được “tham lam”: Không tham rẻ, không tham dễ dãi và tuyệt đối không tham thứ này

08-10-2021 - 11:23 AM | Sống

Trên hành trình lập nghiệp có 3 điều tuyệt đối không được “tham lam”: Không tham rẻ, không tham dễ dãi và tuyệt đối không tham thứ này

Trong cuộc sống có những điều "sai một li đi một dặm". Nếu đã dốc sức để làm việc nhưng vẫn trở về không, điều trước hết bạn cần xem lại thái độ sống của chính mình.

Hầu hết chúng ta đều dành cả đời để chăm chỉ làm việc, nhưng cuối cùng thì làm việc để làm gì? Giải thích theo cách thực dụng thì “làm” ở đây để đạt được giàu sang và địa vị. Còn theo "trường phái" lý tưởng thì “làm” là để nhận ra giá trị của chính bản thân mình.

Có câu nói như sau: “Mỗi người phải biết tự bảo vệ giá trị của mình, hãy cố gắng không phạm sai lầm để rồi chịu mất mát". Ở một góc độ nào đó, mọi người đều có giới hạn trong cuộc sống của mình, mỗi một lựa chọn đưa ra đều phải trả giá.

Đôi khi, thay vì mù quáng theo đuổi thứ không thuộc về mình, tốt hơn hết ta nên học cách trân trọng những thứ mình đã có. Mạnh Tử, một nhà tư tưởng thời Chiến Quốc tin rằng dù là người có tiền hay không, hãy cố gắng tránh xa ham muốn về 3 thứ sau để tránh cơ hội bị tuột mất.

1. Không tham rẻ

Xung quanh chúng ta không ít người như thế này: Họ cố gắng tận dụng từ những cơ hội nhỏ nhất như việc giả vờ say rượu để tránh thanh toán hóa đơn khi ăn uống với bạn bè; hay khi mua sắm lại nhờ vả bạn bè giúp mặc cả...

Nhìn từ bên ngoài, những hành vi này có vẻ mang lại lợi cho bản thân. Nhưng theo thời gian, nó làm tiêu hao sức lực và sự kiên nhẫn của những người xung quanh, khiến bản thân chúng ta phải “mang nợ” chỉ vì một số lợi ích vụn vặt.

Những người như vậy thường không nhận ra rằng thực chất họ đang “nhặt được hạt vừng mà đánh mất hạt dưa”. 

Mạnh Tử đã nói: “Hãy cư xử với tư cách của một người có bản lĩnh, đừng làm những điều không nên làm, đừng ham muốn những điều không nên muốn".

Trên hành trình lập nghiệp có 3 điều tuyệt đối không được “tham lam”: Không tham rẻ, không tham dễ dãi và tuyệt đối không tham thứ này  - Ảnh 1.

Hình minh họa (Ảnh: The Ladders)

Người tham lam không kiểm soát dễ sinh ra nhỏ mọn, lại mất công tính toán chi li. Nếu hàng ngày chúng ta lặp đi lặp lại điều này sẽ dễ hình thành thói quen xấu, luôn nghĩ đến những thủ đoạn cơ hội mà không thể nhìn vào "đại cục".

Người xưa thường nói: Được mất là do phúc. Trong nhiều trường hợp, không tính toán thiệt hơn lại là cách khôn ngoan nhất.

2. Không tham danh lợi

Trong cuộc sống, đại đa số chúng ta theo đuổi thành công và địa vị chỉ để đạt được danh tiếng và sự công nhận từ mọi người xung quanh, điều này không có gì sai cả! Tuy nhiên, nhiều người lại đảo ngược thứ tự của những mục tiêu này. Trên thực tế, thành công nên lấy "tu dưỡng bản thân" làm mục tiêu trước nhất, chứ không phải danh vọng hay tiếng tăm.

Danh tiếng thực sự phải gắn liền với thực lực và những đóng góp có giá trong. Nếu không, thứ mà ta đạt được cũng chỉ dừng lại là hư danh.

Mạnh Tử có câu: “Nếu sau khi làm việc gì mà bạn không đạt được kết quả như mong đợi thì bạn nên kiểm tra lại bản thân một lượt. Nếu lời nói và việc làm của bản thân là đúng thì sớm hay muộn những người xung quanh sẽ tán đồng".

Cũng giống như ở nơi làm việc ngày nay, nhiều vị trí có cái tên "rất kêu" nhưng thực tế mọi người đều hiểu rằng đó chỉ là một cái tên gọi và không có quyền lực thực sự. Hơn nữa, đối với nhiều người bình thường trong chúng ta, danh tiếng thực sự chẳng mang lại quá nhiều lợi ích. Vì vậy thay vì tìm kiếm danh vọng, tốt hơn hết chúng ta nên theo đuổi những giá trị thực sự cho chính mình.

Trên hành trình lập nghiệp có 3 điều tuyệt đối không được “tham lam”: Không tham rẻ, không tham dễ dãi và tuyệt đối không tham thứ này  - Ảnh 2.

Hình minh họa (Ảnh: Tes)

3. Không tham dễ dãi

Nhiều người đã từng nghe câu nói này của Mạnh Tử: “Sinh ra trong đau khổ và chết đi trong hạnh phúc". Nhưng có rất ít người thực sự hiểu và làm được. Đối với những người trẻ đương thời, hạnh phúc là gì? Có lẽ quan niệm hạnh phúc đơn giản là ở nơi làm việc thì được tán gẫu với đồng nghiệp, tan làm thì về nhà chơi game hay hẹn hò bạn bè đi nhậu nhẹt.

Không ít người trẻ đều đang chìm đắm vào những chiếc bẫy của thú vui tầm thường và dễ dàng thỏa mãn bản thân. Đối với những người thành công, họ đứng ở vị trí cao hơn không hẳn do tài năng bẩm sinh hơn người, mà bởi vì họ luôn có ý thức đặt mình vào kỷ luật và thử thách bằng những tình thế khó khăn.

Tại sao các doanh nhân dễ trở nên giàu có, trong khi những người đi làm thuê thường phải sống cuộc đời trông đợi vào đồng lương tháng? Những người bắt đầu kinh doanh biết rằng nếu không có kế hoạch dự trù cho những tình huống sẽ xảy ra trong một hoặc vài năm nữa, họ có thể bị đánh bại.

Những người thỏa mãn với niềm vui tầm thường ngày và không tự đặt mình vào tình thế khó khăn đương nhiên mất khả năng “lội ngược dòng”. Không có gì sai khi theo đuổi lợi ích, danh vọng và cuộc sống sung túc. Nhưng nếu chỉ đi theo những lối mòn của số đông, rất khó để chúng ta vượt qua ranh giới của sự an toàn.

Mạnh Tử nói: “Kỷ luật thì chỉ tốt cho thân mình, nhưng lòng tốt sẽ giúp cho thiên hạ”.

Khi nghèo, có 3 điều chúng ta phải ghi nhớ đó là không tham rẻ, không tham danh, không tham dễ. Khi giàu có thì mỗi người phải biết dùng của cải, danh tiếng, khả năng của mình để giúp đỡ người xung quanh. Đaya mới thực sự là con đường dẫn tới đỉnh cao của sự khôn ngoan trong đời người.

Nguồn: Abolouwang

Thuỳ Anh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên