Trí tuệ người xưa: Không chần chừ, không nói lời thừa thãi, không ra vẻ
Trong một cuốn sách mang tên “Trầm mặc”, tác giả có viết: “Lời nói của bạn nên giống như những ngôi sao trên bầu trời đêm, chứ đừng như pháo nổ đêm giao thừa. Ai lại muốn nghe tiếng pháo nổ suốt đêm?”
- 02-11-2020Cuộc đời khác xa với người anh tỷ phú của Brian Cuban: Định nghĩa "thành công" của mỗi người là khác nhau, đâu chỉ đơn giản là nhiều tiền
- 02-11-2020Cách sống của một người bản lĩnh: Không giải thích, không nịnh bợ, không bám lấy
- 02-11-2020Sống ở đời, có 4 lời đừng nói ra: Lời ngông cuồng, lời tức giận, lời thừa thãi, lời sĩ diện
01
Không chần chừ
Là người, ắt có tính lười.
Ai chẳng có lúc mệt mỏi, muốn dừng lại để lười biếng, để nghỉ ngơi một lát.
Nhưng làm việc, sợ nhất lại chính là hai chữ "chần chừ".
Chuyện hôm nay chớ để ngày mai.
Ngày mai lặp lại ngày mai, phải có biết bao nhiều cái ngày mai bạn mới làm xong việc?
Người không trân trọng ngày hôm nay, làm sao có thể nắm bắt được ngày mai?
Gặp chuyện, chỉ biết lưỡng lự, do dự, cứ do dự mãi thế là già, lưỡng lự mãi thế là chẳng còn sức mà làm.
Ngày qua ngày, năm qua năm, lãng phí thời gian của mình trong sự tự ti, chuyện nhỏ kéo thành chuyện lớn, chuyện tốt kéo thành chuyện xấu, chuyện dễ kéo thành chuyện khó, cuối cùng kết cục chẳng ra đâu vào với đâu.
Một nhà thơ từng viết một bài thơ như này để cảnh tình người đời:
"Thịnh niên bất trùng lai, nhất nhật nan tái thần.
Kịp thời đương cần miễn, tuế nguyệt bất đãi nhân."
Ý muốn nói, năm tháng thuận lợi sẽ không lặp lại, một ngày cũng sẽ không sáng lại lần hai, hãy chăm chỉ, cần cù, năm tháng không đợi người.
Làm người, nhất định phải trân trọng thời gian đi chăm chỉ, siêng năng; làm việc, phải có sự trải nghiệm, xông pha.
Có năng thì không có việc gì khó; nhưng lưỡng lự thì việc dễ cũng thành khó.
Đừng viện lý do cho mình nữa, nghĩ kĩ rồi thì hãy ngay lập tức bắt tay vào hành động.
Bắt đầu được bước đầu tiên rồi, quá trình sau đó có lẽ sẽ không còn khó như bạn tưởng tượng.
02
Không nói lời thừa thãi
Trong cuốn "Kinh Dịch" có nói: "Cát nhân chi từ quả, táo nhân chi từ đa."
Ý muốn nói, những người kiệm lời thường hành sự ổn định, bình tĩnh, dễ gặp may mắn; những người lắm lời thường nóng vội, hấp tấp, dễ gặp rắc rối và tai họa.
Vì vậy, quản cho tốt cái miệng của mình, cũng chính là hình thức bảo vệ bản thân tốt nhất.
Cuốn "Đệ tử quy" có viết: "Thuyết thoại đa, bất như thiểu; duy kì thị, vật nịnh xảo", ý muốn nói, lời không quý ở nhiều, mà quý ở tinh tế.
Nói chuyện phải có gì nói nấy, không lanh miệng, ba hoa chích chòe.
Trong một cuốn sách mang tên "Trầm mặc", tác giả có viết: "Lời nói của bạn nên giống như những ngôi sao trên bầu trời đêm, chứ đừng như pháo nổ đêm giao thừa. Ai lại muốn nghe tiếng pháo nổ suốt đêm?"
Mặc Tử có một học trò tên là Tử Cầm, Tử Cầm từng hỏi thầy của mình rằng: "Thưa thầy, nhiều lời và ít lời, cái nào tốt hơn?"
Mặc Tử đáp:
"Ếch và ruồi nhặng kêu không kể ngày đêm, kêu tới khô cả họng nhưng vẫn không ai muốn nghe thấy âm thanh của chúng; còn gà trống lại chỉ gáy lúc bình mình, nhưng người người nghe tiếng gáy của chúng để thức dậy. Như vậy thì nói nhiều có ích lợi gì? Quan trọng là nói chuyện phải chọn đúng thời điểm mà nói."
Khi đang tức giận, để sau rồi nói.
Khi chưa nắm chắc chắn, hiểu rõ sự tình rồi hãy nói.
Có việc gấp, cứ bình tĩnh đã rồi nói.
Khi không cần thiết, đừng nói.
Chuyện không nên nói đừng nói linh tinh, không thể nói thì đừng nói bừa, không biết nói thì đừng bịa chuyện.
"Ngôn chi hữu vật", nói năng phải có chừng mực, có vậy mới phát huy được sức hấp dẫn của ngôn từ.
03
Không ra vẻ
Làm người, phải có chừng mực.
Cái gọi là có chừng mực, chính là biết nắm bắt tiêu chuẩn trong làm người.
Chừng mực là một thước đo, vừa dùng để đo lường chính mình, vừa là để đo lường người khác.
Trong tâm có "thước", hành sự có "độ".
Không quá hiền lành, cũng đừng quá đanh đá, không tự ti cũng chẳng cao ngạo.
Trong cương có nhu, ngoài tròn trong vuông.
Trong tiến lui có, khi lui phải biết tiến.
Khi cần thể hiện ra hãy thể hiện, khi cần cất giữ hay cất giữ.
Ở vị trí nào, làm việc đó; bưng bát cơm nào, ăn miếng cơm như vậy.
Làm việc thì chừa cho người khác đường lui, cũng là chừa cho bản thân đường lui.
Làm người không hổ thẹn với trời đất, không hổ thẹn với chính mình.
Bình tĩnh điềm đạm, thản nhiên trước những thăng trầm của cuộc sống.
Cái chừng mực "vừa tới" này, chính là mục tiêu mà chúng ta cần theo đuổi suốt đời.
Pháp luật và Bạn đọc