Triển vọng mới tạo sức bật cho doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế số tỷ đô
Số hóa chuỗi cung ứng, tận dụng công nghệ là một trong những chìa khóa cho sức bật của doanh nghiệp trong đà phát triển chung của nền kinh tế số Việt Nam.
- 02-08-2023‘Tối hậu thư’ cho các dự án giao thông trọng điểm 'lụt' tiến độ
- 02-08-2023Đưa đất nước vào vị trí tối ưu trong cục diện quốc tế mới, tranh thủ tối đa các nguồn lực phát triển
- 02-08-2023Hai dự án cao tốc Bắc - Nam dự kiến thông xe dịp 2/9
Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế số tăng trưởng và được dự đoán sẽ đóng góp tỷ trọng lớn vào GDP Việt Nam trong những năm tới.Theo báo cáo "e-Conomy SEA 2021" do Tập đoàn Google, Bain (Mỹ) và Temasek (Singapore) phối hợp công bố, nền kinh tế internet của Việt Nam năm 2021 đạt giá trị 21 tỉ USD, đóng góp hơn 5% GDP của đất nước, cao gấp 7 lần năm 2015, và dự kiến đạt 57 tỉ USD năm 2025, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á (tốc độ tăng trưởng khoảng 29% một năm).
Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Việt Nam vẫn là trung tâm đổi mới hấp dẫn trong khu vực và trên thế giới với hoạt động thương mại, đầu tư tăng vọt, đạt mức cao kỷ lục với 1,37 tỷ USD, tập trung vào các lĩnh vực thương mại điện tử, tài chính, sức khỏe và giáo dục… Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tạo ra sự đột phá trên thị trường nhờ vào việc ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số.
Dẫu vậy, trong điều kiện mới với bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, việc đối mặt với khó khăn về ổn định cung - cầu cũng như khả năng tối ưu nguồn lực nội tại cũng là bài toán mà các doanh nghiệp Việt phải tìm kiếm lời giải, sẵn sàng trước khi bắt buộc phải thay đổi.
“Việt Nam hiện tại đang từng bước chuyển đổi số với nhiều chính sách mở đường từ phía Chính phủ. Trên tiến trình chuyển đổi đang ngày một nhanh hơn, nhiều doanh nghiệp hiện còn quen thuộc với quy trình truyền thống và xem đây như phương thức điều hành duy nhất.Sự hạn chế này cùng sự ngại ngần trước những thay đổi cần thiết đang cản trở doanh nghiệp tiếp cận tới các giải pháp số, và như một kết quả làm chậm lại tiến trình đổi mới, thích nghi với thời cuộc,” nhận định từ ông Ryohei Oda, Tổng giám đốc ABeam Consulting Việt Nam.
Theo vị Tổng giám đốc, việc trở nên linh hoạt và bền bỉ là nguồn nội lực tiềm tàng mở lối cho doanh nghiệp trước những điều kiện mới. Nói cách khác, doanh nghiệp cần chuẩn bị một độ đàn hồi tốt để sẵn sàng và chủ động trước khi những chuyển đổi mang tính hệ thống trở nên đột ngột và mạnh mẽ hơn.
Theo quan sát, hệ thống SAP - giải pháp quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu đã được ứng dụng từ lâu và nó đã ngày càng trở nên phổ biến đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong việc tận dụng tối đa tiềm lực của SAP.
“Việc áp dụng SAP tại mỗi doanh nghiệp đòi hỏi những công thức khác nhau phù hợp với điều kiện vận hành đặc thù về nguồn lực, ngành nghề, mô hình của từng doanh nghiệp. Trong đó cần thiết phải có sự đánh giá tổng thể và hiểu biết nhất định về cơ cấu và tiêu chí quyết định thành-bại để việc triển khai SAP trở nên hiệu quả.” - ông Bùi Nghiêm Tùng, Chuyên gia Công nghệ cao tại ABeam Consulting với hơn 15 năm kinh nghiệm trong Triển khai SAP chia sẻ.
Theo vị chuyên gia công nghệ, doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác nhau có rất nhiều đặc thù riêng về văn hóa, vận hành… việc của những nhà tư vấn chiến lược như ABeam là cần thu thập, phân tích và xem xét các yêu cầu đặc biệt để triển khai tư vấn, từ đó đảm bảo thực tế vận hành diễn ra tối ưu cho từng đối tác.
“Trong phần lớn dự án, chúng tôi không đề cao việc đẩy mạnh ứng dụng SAP ngay lập tức, bởi tốc độ triển khai không đi cùng khả năng tiếp nhận của hệ thống sẽ là nguy cơ cho những vấn đề phức tạp hơn. Đặt mình vào vị trí của khách hàng, trong nhiều trường hợp, chúng tôi sẽ cung cấp một quy trình chuẩn hóa từ chính nội tại doanh nghiệp. Một số khía cạnh sẽ được cân nhắc đến thuộc về dữ liệu, về tổ chức hay cũng có thể về con người để tạo ra thay đổi từ gốc rễ. Sau khi mọi thứ đã sẵn sàng, tiến trình SAP mới chính thức được triển khai.
Bên cạnh thế mạnh với các giải pháp công nghệ cao tại thị trường châu Á, ABeam Consulting mới đây cũng trở thành đối tác chiến lược hàng đầu của SAP trong khu vực (RSSP). Với lợi thế từ RSSP, “ABeam không chỉ đơn thuần triển khai SAP, chuẩn hóa hệ thống số cho doanh nghiệp, mà đồng thời chúng tôi ghi nhận những vấn đề có thể phát sinh theo những cập nhật mới nhất của doanh nghiệp - thị trường để nâng cao năng lực hệ thống cho SAP. Song song với đó, những tiến bộ của tương lai bao gồm tính năng mới, lộ trình nâng cấp của SAP cũng trở thành lợi thế chuyên môn ABeam có thể chia sẻ và đồng hành cùng doanh nghiệp”, ông Tùng nhấn mạnh.
Phụ nữ số