MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Triển vọng nhóm thủy điện tươi sáng đến hết năm 2022 trong khi nhiệt điện sẽ hưởng lợi vào năm sau?

Triển vọng nhóm thủy điện tươi sáng đến hết năm 2022 trong khi nhiệt điện sẽ hưởng lợi vào năm sau?

Theo VDSC, các nhà máy thủy điện lớn sẽ được hưởng lợi chính, tiếp theo là các nhà máy nhiệt điện khí trong trường hợp giá than đầu vào vẫn ở mức cao như hiện tại và mùa khô sắp quay trở lại.

Theo EVN, tổng sản lượng điện sản xuất trong tháng 8 là 23,9 tỷ kWh tăng 11% so với cùng kỳ. Sản lượng thủy điện tháng 8 tăng mạnh, đạt mức 10,7 tỷ kWh tăng 11% so với cùng kỳ nhờ điều kiện thủy văn thuận lợi. Tổng sản lượng điện 8 tháng đầu năm 2022 tăng 5% so với cùng kỳ lên 182 tỷ kWh.

Trong báo cáo cập nhật ngành điện mới đây, CTCK KIS Việt Nam kỳ vọng các công ty thủy điện ở khu vực miền Bắc và Trung như VSH, CHP, REE, TBC,… sẽ tiếp tục hưởng lợi từ hiện tượng La Nina cho đến hết năm 2022.

Bên cạnh đó, dù giá dầu FO Singapore tăng mạnh hồi đầu năm 2022, song đã dần hạ nhiệt về mức USD398/tấn trong nửa đầu tháng 9. Nhờ vậy, KIS cho rằng mức chênh lệnh giữa giá bán của nhóm điện than và điện khí đã được thu hẹp và làm tăng sức cạnh tranh của điện khí khi sản lượng điện khí tăng 5%, đạt mức 2,3 tỷ kWh.

Nhiệt điện được kỳ vọng tỏa sáng trong 2023

Triển vọng nhóm thủy điện tươi sáng đến hết năm 2022 trong khi nhiệt điện sẽ hưởng lợi vào năm sau? - Ảnh 1.

Đối diện với nguy cơ thiếu hụt khí đốt nghiêm trọng, các quốc gia EU quyết định mở lại các nhà máy điện than, thúc đẩy đà tăng của giá than thế giới. Theo đó, giá than tại cảng Newcastle của Úc và giá than HBA Indonesia, 2 nhà xuất khẩu than chính của Việt Nam tiếp tục lập kỷ lục mới. Mức giá than Úc ngày 6/9/2022 thậm chí đã chạm mức USD457/tấn.

KIS đánh giá rằng giá than trộn sẽ tiếp tục tăng do giá than khu vực và thế giới tăng cao, đặc biệt giá than trộn của Vinacomin đã tăng khoảng 30-35% so với cùng kỳ trong nửa đầu năm 2022.

Cùng với giá khí đang có xu hướng giảm, đội ngũ phân tích CTCK KIS cho rằng EVN sẽ tăng cường huy động nhiệt điện, nhất là điện khí trong năm tới 2023.

Giá bán điện trên thị trường phát điện cạnh tranh neo ở mức cao bất chấp mùa mưa

Mặt khác, báo cáo ngành điện mới đây của CTCK Rồng Việt (VDSC) cho biết mùa mưa đến sớm hơn dự kiến, do đó nhóm thủy điện diễn biến vượt trội hơn trong 8 tháng đầu năm. Trong khi đó, các nhà máy nhiệt điện than và khí có tỷ lệ huy động thấp hơn từ tháng 5.

Triển vọng nhóm thủy điện tươi sáng đến hết năm 2022 trong khi nhiệt điện sẽ hưởng lợi vào năm sau? - Ảnh 2.

Theo NOAA, La Nina tiếp tục chiếm ưu thế trong nửa cuối năm 2022, do đó VDSC dự phóng các nhà máy thủy điện sẽ tiếp tục phát điện tốt cho đến cuối năm nay.

Nhiều tín hiệu đầu tiên về El Nino xuất hiện kể từ tháng 4/2023, VDSC dự báo dấu hiệu mùa khô tiếp theo sẽ quay trở lại. Tuy nhiên, VDSC cho hay cần theo dõi chặt chẽ các dự báo thường xuyên để đảm bảo nhóm nào được hưởng lợi nhiều nhất.

Ngoài ra, báo cáo cũng nêu rõ giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh từ nhóm nhiệt điện than đã thúc đẩy giá CGM. Vấn đề thiếu hụt đầu vào cho các nhà máy nhiệt điện than gây tranh cãi từ tháng 3 và đẩy CGM lên mức cao nhất lịch sử trong tháng 4. Song, từ tháng 5, FMP đã đi xuống đáng kể nhờ nhóm thủy điện hoạt động tốt hơn và tình trạng thiếu than giảm bớt.

Tuy nhiên, giá đầu vào của nhóm nhiệt điện than bắt đầu tăng kể từ tháng 5/2022 theo sau cơ chế nhập khẩu than mới, dẫn đến giá nguyên liệu của HND, PPC và QTP tăng. Nhờ vậy, chênh lệch giá nguyên liệu giữa các nhóm này đã được thu hẹp và có thể giảm sử dụng nhóm khí đốt trong thời gian tới.

Triển vọng nhóm thủy điện tươi sáng đến hết năm 2022 trong khi nhiệt điện sẽ hưởng lợi vào năm sau? - Ảnh 3.

Theo VDSC, trong trường hợp giá than đầu vào vẫn ở mức cao như hiện tại và mùa khô sắp quay trở lại, giá bán tại CGM sẽ tiếp tục ở mức cao. Kết quả, các nhà máy thủy điện lớn sẽ được hưởng lợi chính, tiếp theo là các nhà máy nhiệt điện khí.

Dương Ngọc

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên