Triệu phú Ấn Độ thích "ẩn mình" dưới thân phận bán hàng rong, âm thầm đem gia sản hàng triệu USD đi mua BĐS sắm xe sang
Năm 2021, Cục Thuế thu nhập Ấn Độ đã điều tra và phát hiện 250 triệu phú "ẩn thân" dưới nhiều ngành nghề để trốn thuế. Thu nhập của họ lên tới hàng triệu USD, sở hữu ít nhất 3 xe ô tô và mua rất nhiều BĐS.
- 10-12-2022"Thần đồng" Đồng Tháp 2 tuổi biết tiếng Anh, 8 tuổi học vượt 2 lớp, giải thưởng quốc tế treo đầy nhà
- 10-12-2022Messi kiến tạo và ghi bàn, Argentina loại Hà Lan ở loạt "đấu súng" định mệnh
- 09-12-2022Được ghép từ 974 container, SVĐ 'lạ' nhất World Cup 2022 sắp bị tháo dỡ để mang sang nước khác
- 09-12-2022Còn hơn cả một cầu thủ, bây giờ Messi đã trở thành "ngôn ngữ toàn cầu"
Nói đến triệu phú, người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh của những doanh nhân giàu có với những bộ vest lịch lãm, đeo lên người những phụ kiện đẳng cấp, đi xe sang hay có chuyên cơ. Thế nhưng ở Ấn Độ, hình ảnh của những triệu phú có lẽ sẽ khác xa so với tưởng tượng của nhiều người. Bởi họ rất thích "ẩn mình", họ che dấu thân phận đỉnh đến mức nếu chỉ gặp gỡ và nói chuyện qua loa sẽ chẳng ai biết họ sở hữu những khối tài sản khổng lồ.
Thay vì mặc những bộ đồ sang trọng, đeo đồ hồ đắt đỏ, những "triệu phú khác lạ này" này lại dành cả ngày để bon chen ngoài đường, bán thực phẩm, trái cây hoặc rau quả trên các tuyến phố. Theo Vice, Cục Thuế thu nhập Ấn Độ (CNTT) năm 2021 đã xác định được hơn 250 người với đủ ngành nghề từ bán thức ăn đường phố, người buôn bán phế liệu, công nhân vệ sinh tới người nhặt rác đã trốn thuế trong nhiều năm.
Sau khi điều tra, cơ quan thuế đã phát hiện những dân buôn nhỏ lẻ này là những triệu phú đích thực ở thành phố Kanpur, miền bắc Ấn Độ. Thậm chí, cuộc điều tra còn cho thấy những triệu phú "ẩn mình" còn tiết kiệm và chi hơn 37,5 triệu Rupee Ấn Độ để mua bất động sản và đầu tư đất nông nghiệp ở những vùng lân cận. Ngoài ra, một số chủ thu mua phế liệu còn sở hữu ít nhất 3 chiếc ô tô. Các giao dịch bí mật của họ cuối cùng cũng bại lộ khi Chi cục thuế tiến hành một cuộc điều tra lớn bằng hệ thống phần mềm dữ liệu.
Họ phát hiện ra rằng hàng trăm triệu phú này đã không trả bất kỳ khoản thuế nào ngoài Thuế hàng hóa và dịch vụ (GST). Trong đó, có ít nhất 65 chủ cửa hàng tạp hóa và chủ tiệm thuốc thậm chí còn chưa đăng ký kinh doanh. Trong hồ sơ, một số người còn che dấy thân phận giàu có với khối tài sản hàng triệu USD bằng cách đầu tư bất động sản nhưng dưới tên của các thành viên trong gia đình.
Tuy nhiên, họ đã bị phát hiện sau khi ai đó sử dụng thông tin từ thẻ PAN của họ (loại thẻ dùng cho mục đích nhận dạng và chi tiết thuế thu nhập của người dân Ấn Độ) để giao dịch. Sai lầm này đã khiến cho hàng trăm triệu phú trốn thuế bị điều tra.
Dù vậy, đây không phải là trường hợp đầu tiên ở Ấn Độ. Vào năm 2016, hàng chục người bán thức ăn đường phố ở Kanpur cũng đã bị bắt quả tang khi che dấu khoản thu nhập 600 triệu Rupee Ấn Độ. Trường hợp tương tự khác cũng xảy ra ở thành phố Hyderabad, miền nam quốc gia này.
Ở các thành phố lớn của Ấn Độ, câu chuyện về những người bán hàng rong có vẻ ngoài xuề xòa nhưng là triệu phú đã trở nên phổ biến trong nhiều năm trở lại đây. Điều này chứng minh rằng trong cuộc sống này, quả là có những thứ chúng ta không thể nhìn bằng mắt thường mà hiểu rõ tường tận được.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là việc kinh doanh trên đường phố là dễ dàng. Thông thường, những người bán hàng rong phải làm việc quần quật hơn 12 giờ mỗi ngày và thường xuyên phải đối mặt với sự phân biệt giai cấp và các mối đe dọa bị đuổi khỏi nơi đang làm ăn. Để có thể buôn bán yên ổn, những tiểu thương này thường phải đưa hối lộ cho chính quyền địa phương để duy trì hoạt động kinh doanh của họ.
Hari Pujan, một người bán trái cây chia sẻ với The Guardian: "Đôi khi nếu may mắn, tôi di chuyển xe trái cây của mình và trốn kịp vào những con ngõ hẹp trước khi cơ quan chức năng đến."
Trên thực tế, những người bán hàng rong là một trong số những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, vì việc phong tỏa sẽ đe dọa sinh kế của họ. Mặc dù chính phủ Ấn Độ đã thông qua Đạo luật về bán hàng rong vào năm 2014 để bảo vệ nhóm người này nhưng họ vẫn tiếp tục phải đối mặt và tự mình giải quyết các vấn đề như bị quấy rối và giấy phép kinh doanh.
Ví dụ, ở Mumbai, chính quyền chỉ cấp 15.000 giấy phép trong khi có đến 250.000 người bán hàng rong. Những người không được cấp giấy phép buộc phải bán sản phẩm của họ một cách bất hợp pháp.
Với hơn 600.000 người làm việc trong nhóm ngành nghề này, họ trở thành một phần thiết yếu của hệ thống phân phối và bán lẻ đô thị của Ấn Độ. Họ đại diện cho 4% lực lượng lao động đô thị trên khắp đất nước tỷ dân và cung cấp nhu yếu phẩm hàng ngày cho những thành phần khác trong xã hội. Và họ có doanh thu trung bình xấp xỉ 800 triệu Rupee Ấn Độ mỗi ngày.
Theo Vice; archive.dhakatribune)
Nhịp sống thị trường