Trở lại sau 9 tháng bị đình chỉ giao dịch, cổ phiếu công ty mua bán nợ của Trung Quốc bị xả mạnh, mất nửa giá trị
Cổ phiếu công ty quản lý tài sản China Huarong đã giảm tới 45% ngay trong phiên giao dịch đầu tiên sau hơn 9 tháng bị tạm ngừng tại Hồng Kông.
- 05-01-2022Fortune Land bị lừa 313 triệu USD; Evegrande bị yêu cầu phá bỏ 39 tòa nhà xây dựng không phép: Cơn bĩ cực của BĐS Trung Quốc bao giờ mới hết?
- 05-01-2022"Nuốt chửng" chất xám nước ngoài, Trung Quốc thống trị loại công nghệ khiến Mỹ lo sợ
- 04-01-2022Thành phố nghèo Trung Quốc vỡ mộng Olympic
- 04-01-2022"Kho báu" lớn nhất Đông Nam Á ở Việt Nam: Trung Quốc đã để mắt, nhiều lần muốn thâu tóm
- 04-01-2022Cơn khát vô độ: Trung Quốc điên cuồng mua vét thực phẩm - Điểm mặt những nạn nhân đầu tiên
China Huarong được giao dịch trở lại sau khoản cứu trợ 6,6 tỷ USD do chính Nhà nước Trung Quốc hỗ trợ. Tuy nhiên, điều đó không giúp cho cổ phiếu của nhà quản lý tài sản này thoát khỏi cú bán tháo. Cổ phiếu công ty có trụ sở ở Bắc inh này giảm xuống 0,45 đô la Hồng Kông xuống còn 0,57 đô la Hồng Kông vào lúc 10h13 theo giờ địa phương.
Hơn 190 triệu cổ phiếu Huarong đã được trao tay trong 30 phút đầu tiên, khiến nó trở thành cổ phiếu sôi động nhất trên thị trường.
Cuối ngày 4/1, công ty nói rằng họ đã thực hiện các biện pháp để trở lại hoạt động kinh doanh cốt lõi, đơn giản hóa cấu trúc, giảm thiểu tiêu hao vốn và tăng lợi nhuận. Công ty cũng báo cáo lợi nhuận 1,62 tỷ tệ (255 triệu USD) trong 6 tháng đầu năm 2021 so với mức lỗ khoảng 106,3 tỷ tệ trong năm 2020.
Tuần trước, Huarong hoàn tất việc tái cấp vốn 42 tỷ tệ từ một nhóm nhà đầu tư được nhà nước chống lưng do Citic Group dẫn đầu. Họ cũng đã bắt đầu vào việc thay lý các tài sản không cốt lõi nhằm lấy lại sức mạnh cho đế chế đang trỗi dậy của mình.
Sau khi làm chao đảo thị trường tín dụng châu Á vì thua lỗ kỷ lục và còn chậm công bố báo cáo, Huarong đang được xem là ví dụ cho cách Trung Quốc đối xử với những gã khổng lồ, vốn được coi là "quá lớn để sụp đổ", nhất là trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại và các khoản vỡ nợ gia tăng.
Citic Group hiện là cổ đông lớn thứ 2 của Huarong sau Bộ Tài chính Trung Quốc. Quỹ bảo hiểm Rongxin của Trung Quốc là cổ đông lớn thứ 3.
Cổ phiếu Huarong bị đình chỉ giao dịch hồi đầu tháng 4 vì chạm trễ công bố kết quả tài chính năm 2020, khiến trái phiếu bằng đồng USD của họ giảm xuống mức thấp kỷ lục. Tuy nhiên, đến hiện nay, trái phiếu đã phục hồi phần lớn.
Ở thời điểm hiện tại, các nhà phân tích đề cho rằng điều tồi tệ nhất với Huarong đã qua. Dẫu vậy, cần thời gian dài để cổ phiếu này có thể tăng giá bởi các nhà đầu tư cần đánh giá những diễn biến tương lai của doanh nghiệp, những điều chưa thể rõ ràng ở hiện tại.
Hiện tại, Huarong đang rao bán mảng ngân hàng, cho thuê tài chính và chứng khoán. Tháng trước, công ty đã đồng ý chuyển 70% cổ phần của Huarong Consumer Finance cho Bank of Ningbo Co. với giá khoảng 1 tỷ nhân dân tệ.
Fitch Ratings chi rằng việc bán bớt các tài sản ngoài phần cốt lõi sẽ tạo ra sức mạnh cho Huarong trên hành trình phục hồi cũng như là chìa khóa để giảm lỗ.
Huarong được thành lập cuối những năm 1990 sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á để mua lại các khoản nợ xấu từ ngân hàng. Tuy nhiên, sau nhiều thập kỷ hoạt động, Huarong đã mở rộng ra rất xa so với nhiệm vụ ban đầu. Nó xây dựng được một mê cung các công ty con để tham gia vào các hoạt động tài chính khác và vay hàng tỷ USD từ thị trường trái phiếu.
Dưới thời cựu Chủ tịch Lai Xiaomin, Huarong thúc đẩy hết mức các hoạt động này. Tuy nhiên, điều đó đã khiến ông Lai ngã ngựa. Tháng Giêng năm ngoái, người đàn ông này bị tử hình vì các tội danh, trong đó có tội tham ô, hối lộ.