MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trớ trêu thương vụ vừa cho 'ra đời' siêu ngân hàng ở châu Á: Vốn hoá lớn thứ 4 thế giới nhưng thù lao cho nhóm cố vấn thương vụ gần như bằng 0

04-07-2023 - 10:45 AM | Tài chính quốc tế

Trớ trêu thương vụ vừa cho 'ra đời' siêu ngân hàng ở châu Á: Vốn hoá lớn thứ 4 thế giới nhưng thù lao cho nhóm cố vấn thương vụ gần như bằng 0

Thực hiện thương vụ 64 tỷ USD nhưng các cố vấn tài chính chỉ nhận về khoản phí vỏn vẹn 0,0002%.

Thương vụ sáp nhập trị giá 64 tỷ USD của 2 nhà băng lớn tại Ấn Độ gần như không mất phí cố vấn tài chính. Điều này càng làm nổi bật lên sự cạnh tranh tìm kiếm lợi nhuận của các sếp ngân hàng đầu tư tại nước này.

Thương vụ sáp nhập hoàn toàn bằng cổ phiếu của công ty cho vay thế chấp Housing Development Finance Corp. (HDFC) vào HDFC Bank đã tạo ra một trong những ngân hàng có giá trị lớn nhất trên thế giới. Trong đó, khoảng 18 cố vấn đã tham gia hỗ trợ với tổng chi phí hơn 1 triệu USD.

Nguồn tin thân cận tiết lộ với Bloomberg, Morgan Stanley và Bank of America là 2 ngân hàng có cố vấn tài chính được chi trả nhiều nhất trong thoả thuận này, trong khi số còn lại sẽ được thanh toán bằng… tiền số. Theo Bloomberg, nhìn chung, nhóm cố vấn chỉ được trả khoản phí với tỷ lệ 0,0002%.

Trớ trêu thương vụ vừa cho 'ra đời' siêu ngân hàng ở châu Á: Vốn hoá lớn thứ 4 thế giới nhưng thù lao cho nhóm cố vấn thương vụ gần như bằng 0 - Ảnh 1.

Nguồn tin cũng nhận định đây là khoản phí cực kỳ thấp trong một thương vụ lớn. Song, hành viên HĐQT và giám đốc điều hành của các công ty được Deepak Parekh lãnh đạo - khi đó là chủ tịch của HDFC, là bên đảm nhận chính của quá trình sáp nhập, còn vai trò của nhóm cố vấn lại bị hạn chế. Nhiều cố vấn chỉ được thông báo về thương vụ này chỉ 1 ngày trước khi thực hiện và không phải thực hiện bất kỳ công việc nào.

Pranav Haldea, giám đốc điều hành của Prime Database Group, công ty cung cấp thông tin về các thương vụ huy động vốn, cho hay: “Ấn Độ là một thị trường ‘khó chơi’ khi nói đến chi phí cố vấn, trừ khi bên cung cấp có thể đưa ra các dịch vụ giá trị gia tăng hay thực hiện các giao dịch phức tạp khác. Đây là một thị trường luôn quan tâm đến giá cả và do đó ai cũng kiểm soát chi phí nghiêm ngặt.”

Các ngân hàng lớn trên thế giới, bao gồm Citigroup, Goldman Sachs, JPMorgan, Jefferies Financial cùng các hãng tư vấn hàng đầu trong nước như Kotak Mahindra Capital và Axis Capital nằm trong số 18 cố vấn được tín nhiệm trong thoả thuận này.

Được biết, Morgan Stanley và BofA được trả phí cao hơn các bên khác vì họ đưa ra ý kiến công bằng về mức định giá cho thoả thuận này. Trong khi đó, các cố vấn còn lại không đóng vai trò quá lớn. HDFC Bank và các cố vấn từ chối bình luận về thông tin trên.

Sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng đầu tư ở Ấn Độ trong việc thực hiện những thương vụ có mức phí phù hợp diễn ra cùng lúc với thời điểm ngành cố vấn trên toàn cầu cũng đối mặt với thách thức. Trong nửa đầu năm nay, giá trị các thương vụ M&A và IPO đã sụt giảm 1 nghìn tỷ USD, đẩy cả ngành cố vấn tài chính vào tình trạng phải cắt giảm nhân sự.

JPMorgan, Citigroup, Goldman Sachs và Morgan Stanley nằm trong số những ngân hàng bắt đầu sa thải bớt nhân sự mảng ngân hàng đầu tư trên toàn cầu trong năm nay. Tuy nhiên, các bộ phận tư vấn ở nước ngoài và ngân hàng địa phương ở Ấn Độ gần như lại không bị ảnh hưởng, do quy mô vốn đã nhỏ và chi phí luôn ở mức thấp.

Trước đó, Bloomberg đưa tin, thương vụ sáp nhập của HDFC Bank đã tạo ra một ngân hàng có vốn hoá khoảng 172 tỷ USD. Mức vốn hoá này chỉ thấp hơn 3 ngân hàng lớn khác là JPMorgan, ICBC của Trung Quốc và BofA. Sau khi sáp nhập, HDFC Bank dự kiến sẽ có 120 triệu khách hàng, với hơn 8.3000 chi nhánh và hơn 177.000 nhân sự.

Tham khảo Bloomberg

Vu Lam

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên