MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trong màn tỉ thí một - một, mãnh tướng nào đủ sức hạ Trương Phi: Không phải 'đệ nhất chiến thần' Lã Bố!

13-09-2024 - 09:45 AM | Sống

'Đệ nhất chiến thần' Lã Bố có thể đại bại nếu giao đấu với Trương Phi hơn 100 hiệp. Vì sao?

"Trương Dực Đức người nước Yên đây. Kẻ nào dám cùng ta quyết một trận tử chiến?" - Tiếng quát nghênh địch của Trương Phi năm đó trên cầu Đương Dương trong trận Trường Bản (năm 208) đã khiến Tào Tháo và binh lính không đánh cũng phải tháo chạy, riêng viên tướng Hạ Hầu Kiệt khiếp sợ đến mức nội thương, ngã ngựa chết.

Đoạn này được La Quán Trung mô tả rất sắc nét trong Tam Quốc Diễn Nghĩa nhằm thể hiện lòng dũng cảm phi phàm và cái "ngông" không sợ chết cũng như không kiêng dè bất cứ kẻ nào trên chiến trường của hổ tướng nhà Thục Hán.

Trong màn tỉ thí một - một, mãnh tướng nào đủ sức hạ Trương Phi: Không phải 'đệ nhất chiến thần' Lã Bố!- Ảnh 1.

Hình ảnh nhân vật Trương Phi trên phim ảnh.

Nhắc đến Trương Phi, điều đầu tiên người ta nghĩ tới chính là đặc điểm ngoại hình "râu cọp hàm én, đầu beo mắt lồi" cùng "giọng nói vang như sấm sét". Tuy có vẻ bề ngoài lộ rõ thị uy và tính khí nỏng nảy, bộc trực nhưng hổ tướng Trương Phi lại là người có sức khỏe phi thường, võ công cao cường và lòng dũng cảm hiếm có trên đời.

Trên chiến trường, hình ảnh hổ tướng nhà Thục Hán tay cầm Bát Xà Mâu dài 1 trượng 8, cưỡi tuấn mã "Ô vân đạp tuyết" (Ngựa đen chân trắng) đã trở thành nỗi khiếp đảm của quân địch. Trương Phi chưa từng "ngán" bất cứ tướng địch nào, kể cả Lã Bố - kẻ mạnh nhất thiên hạ thời Tam Quốc.

Sức mạnh của Trương Phi trong Tam Quốc Diễn Nghĩa không chỉ thể hiện suông. Xa kỵ tướng quân của Lưu Bị đã lập được vô số chiến công lớn, giúp huynh trưởng từng bước lên ngôi hoàng đế.

Năm 184, Trương Phi và Quan Vũ theo Lưu Bị khởi binh đánh quân khởi nghĩa Khăn Vàng giúp triều đình nhà Hán. Tại đây, Trương Phi một hiệp giết chết tướng quân Khăn Vàng Đặng Mậu; khiến tướng Cao Thăng của Khăn Vàng tử trận sau nhiều hiệp đấu.

Về sau khi cùng huynh trưởng mang quân đánh Viên Thuật, Lã Bố và Tào Tháo, Trương Phi cũng lập được vô số công trạng: Đánh bại và giết chết Tào Báo trong ba hiệp; bắt sống tướng Hác Manh (dưới trướng Lã Bố) chỉ sau 1 hiệp; cũng một hiệp đấu giết chết tướng Kỷ Linh (thuộc hạ của Viên Thuật)...

Còn rất nhiều đóng góp to lớn của Trương Phi trong hành trình đưa Lưu Bị lập đế năm 221. Sau khi trở thành Hoàng đế khai quốc nhà Thục Hán, Lưu Bị phong cho Trương Phi làm Xa kỵ tướng quân. Sau đó Trương Phi cùng Lưu Bị thân chinh đánh Đông Ngô, báo thù cho huynh đệ Quan Vũ.

Tuy nhiên, chưa kịp tiến đánh Đông Ngô, Trương Phi đã bị chính thuộc hạ của mình là Trương Đạt và Phạm Cương hợp mưu hành thích trong lúc Trương Phi uống say. Sau đó, cả hai mang đầu Trương Phi dâng lên Tôn Quyền rồi xin hàng. Về sau, tướng Trương Bào (con trai cả của Trương Phi) giết được hai kẻ phản nghịch, báo thù cho cha. Như vậy, Trương Phi chưa từng thất bại trên chiến trường nhưng lại nhận cái chết đầy uất ức do thuộc hạ đâm lén.

QQ (Trung Quốc) nêu tình huống: Vậy, (không bàn đến cái chết của Trương Phi bị hành thích lúc ngủ do say rượu), chiến tướng Tam Quốc nào đủ sức tỉ thí một chọi một với Trương Phi đến khi thắng thua được phân định trên chiến trường?

AI ĐẤU THẮNG TRƯƠNG PHI TRONG MÀN TỈ THÍ MỘT - MỘT?

Có thể nói, màn đơn đấu vang danh thiên hạ nhất của Trương Phi - thể hiện võ công "xuất quỷ nhập thần" cùng sức khỏe hiếm người địch nổi - phải nói đến hai lần cầm hòa với Lã Bố - chiến thần mạnh nhất Tam Quốc.

Cuộc đối đầu thứ nhất giữa hổ tướng Thục Hán với Lã Bố diễn ra trong 50 hiệp. Bất phân thắng bại. Cả hai tái đấu trong trận đánh kéo dài 100 hiệp. Vẫn bất phân thắng bại.

Trong màn tỉ thí một - một, mãnh tướng nào đủ sức hạ Trương Phi: Không phải 'đệ nhất chiến thần' Lã Bố!- Ảnh 2.

Dù đấu 2 lần, Trương Phi và Lã Bố vẫn không thể phân định thắng bại.

Một người tay cầm Bát Xà Mâu, cưỡi ngựa Ô vân đạp tuyết - Một người nắm chắc trong tay Phương Thiên Họa Kích, cưỡi "đệ nhất chiến mã" Xích Thố cùng lao vào nhau giao chiến. Hai trận đánh "kinh thiên động địa" này có kết cục về hòa chỉ tô rõ thêm sức mạnh, uy lực của cả Trương Phi lẫn Lã Bố thời Tam Quốc mà thôi.

Vì là đệ nhất chiến thần nên Lã Bố được xem là "thước đo" để đánh giá sức mạnh của một chiến tướng thời Tam Quốc.

Vậy, nếu để Lã Bố giao đấu Trương Phi một lần nữa, ai sẽ thắng?

QQ phân tích, Lã Bố chưa bao giờ có trận đấu nào quá 100 hiệp, dù chỉ một lần. Tại sao lại như vậy? Đó là vì Lã Bố có sức chịu đựng kém (đương nhiên là khi so với các tướng hung hãn như Trương Phi, Mã Siêu), sau hơn 100 hiệp, sức lực bắt đầu suy yếu. Vì vậy, nếu trong một hiệp đấu, Trương Phi khó đánh bại Lã Bố thì đến hơn 100 hiệp đấu, rất có thể Lã Bố sẽ bị đại bại.

Trong màn tỉ thí một - một, mãnh tướng nào đủ sức hạ Trương Phi: Không phải 'đệ nhất chiến thần' Lã Bố!- Ảnh 3.

Hình ảnh Lã Bố trên phim ảnh.

Đến đây lại xuất hiện câu hỏi, Lã Bố không phải đối thủ của Trương Phi (nếu đánh quá 100 hiệp), tại sao lại xếp thứ nhất? Bởi vì danh hiệu "Đệ nhất chiến thần Tam Quốc" của Lã Bố không chỉ là so sánh về thực lực võ công mà còn là khả năng thoát vòng vây tướng địch trong các cuộc đấu một đánh ba (Lã Bố đã thoát khỏi thế kìm kẹp của 3 huynh đệ nhà Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi trong điển cố Tam anh chiến Lã Bố) và một đánh sáu (Lã Bố một mình đấu 6 võ tướng mạnh nhất của Tào Tháo là Hứa Chử, Hạ Hầu Đôn, Điển Vi, Hạ Hầu Uyên, Lý Điển và Nhạc Tiến).

Không ai trong Tam Quốc có thể làm được điều này: Sống sót sau những màn hợp sức kinh điển của nhiều tướng địch.

Anh hùng trong Tam Quốc không thiếu, vậy còn ai đủ sức đơn đả độc đấu Trương Phi? Đáp án còn có hai người nữa, một người là Triệu Vân, một người là Quan Vũ.

Triệu Vân - một trong Ngũ hổ tướng nhà Thục Hán - nổi bật là một chiến tướng muôn người không địch nổi. Người này không chỉ sở hữu võ nghệ cao cường, sức bền bỉ cao, dũng cảm xông pha trận mạc và không sợ cái chết. Nếu nhìn vào trận đánh Trường Bản năm 208 giữa Lưu Bị và Tào Tháo, có thể dễ dàng thấy Triệu Vân dũng cảm phi phàm tới mức nào khi một mình đột kích vòng vây quân Tào đông áp đảo.

Trong màn tỉ thí một - một, mãnh tướng nào đủ sức hạ Trương Phi: Không phải 'đệ nhất chiến thần' Lã Bố!- Ảnh 4.

Hình ảnh Triệu Vân trên phim ảnh.

Đối mặt với hàng vạn quân lính của Tào Tháo, Triệu Vân không một lần chau mày, còn thúc ngựa lao vào trận đánh kéo dài nhiều canh giờ để rồi cuối cùng cứu được gia quyến của Lưu Bị là Cam phu nhân và A Đẩu (tức Lưu Thiện, con trai Lưu Bị). Chiến công này khiến Lưu Bị vô cùng cảm kích.

Nếu không có võ công cái thế thì việc Triệu Vân xông vào lòng địch (cứu nguy cho gia quyến Lưu Bị) chẳng sớm thì muộn cũng bỏ mạng. Và cũng nếu không có sức bền chịu đựng trận đánh vài canh giờ, Triệu Vân sẽ chết vì sức cùng lực kiệt.

Bởi vậy, Triệu Vân chính là chiến tướng có thể đả bại Trương Phi. Về sức bền chịu đựng, hổ tướng trẻ tuổi này không hề thua kém Trương Phi. Về võ công, Triệu Vân có phần nhỉnh hơn.

Triệu Vân từng đâm chết viên tướng Cao Lãm - một trong Hà Bắc tứ trụ - chỉ trong một hiệp đấu khi người này truy sát Lưu Bị; hay đả bại một trong đệ nhất danh tướng Tào Ngụy Tào Ngụy Trương Cáp trong vòng 30 hiệp đấu. Trong khi đó, Trương Phi đơn đấu Trương Cáp trong 50 ngày vẫn bất phân thắng bại trong một trấn chiến diễn ra năm 215.

Như vậy, nếu lấy Trương Cáp ra làm "thước đo", Triệu Vân có phần nhỉnh hơn Trương Phi.

Ngoài Triệu Vân còn có một Quan Vũ có thể đánh bại Trương Phi. Dù là chính sử hay trong tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa thì Quan Vũ mạnh hơn Trương Phi.

"Võ thánh" Quan Vũ nổi tiếng khắp thiên hạ là hổ tướng dũng mãnh nhất, giỏi mưu lược nhất và cũng là người tận trung nhất của nhà Thục Hán. Không chỉ sở hữu võ nghệ cao cường, sức mạnh siêu phàm mà chiến tướng với Thanh Long Yển Nguyệt Đao còn ra tay nhanh như chớp.

Trong màn tỉ thí một - một, mãnh tướng nào đủ sức hạ Trương Phi: Không phải 'đệ nhất chiến thần' Lã Bố!- Ảnh 5.

Hình ảnh Quan Vũ trên phim ảnh.

Sức mạnh muôn người khó địch của các tướng địch từng giao đấu với Quan Vũ chỉ càng làm nổi bật lên sức mạnh trấn áp thiên hạ của Quan Vũ.

Chiến tướng khét tiếng của Đổng Trác là Hoa Hùng bị giết chết dưới đao của Quan Vũ nhanh tới mức chén rượu mà Tào Tháo rót cho Quan Vũ trước khi Quan Vũ thúc ngựa chiến ra đánh nhau với Hoa Hùng vẫn còn ấm khi Quan Vũ đại thắng trở về.

Danh tướng Nhan Lương (thuộc hạ của Viên Thiệu) cũng bị Quan Vũ chém chết trong lúc còn chưa kịp trở tay.

Dũng tướng uy danh khắp thiên hạ của Viên Thiệu là Văn Xú cũng chịu chung số phận với Nhan Lương dưới lưỡi đao sắc bén của Quan Vũ.

Trên chiến trường, giết danh tướng là khó nhất, và Trương Phi chưa từng giết một danh tướng. Ngược lại, Quan Vũ đã giết được 3 danh tướng của địch. Chiến tích này đủ chứng minh sức mạnh muôn người khó địch của hổ tướng Quan Vũ.

Chưa kể, Quan Vũ còn mạnh hơn Trương Phi ở sức mạnh cơ bắp. Quan Vũ thường dùng Thanh Long Yển Nguyệt Đao nặng đến 82 cân (đơn vị đo ngày xưa) mà vung chém địch tướng nhẹ tựa mây - Trong khi Bát Xà Mâu của Trương Phi chỉ nặng 50 cân. Vũ khí của Quan Vũ nặng hơn vũ khí của Trương Phi đến 30 cân. Vũ khí càng nặng thì sức mạnh càng lớn.

Nếu như Trương Phi giỏi võ, sức bền cao và không sợ chết thì Quan Vũ lại sở hữu tốc độ thần sầu, sức địch vạn người, lòng can đảm khó ai sánh bằng (khiến Tào Tháo muôn phần khâm phục). Nhờ đó, nếu cả hai giao đấu, thắng bại có thể được phân địch rõ ràng.

Tham khảo: QQ, 163, Sohu, Baidu


Theo Trang Ly

Phụ nữ số

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên