MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trong thời gian nghỉ dịch, mỗi ngày kiên trì làm động tác này 10 phút, sức khỏe sẽ có 4 thay đổi lớn khiến bạn phải ngạc nhiên

05-08-2021 - 21:21 PM | Sống

Chỉ cần dành ra khoảng chục phút mỗi ngày để vận động đôi chân của mình, bạn sẽ thấy rõ hiệu quả thần kỳ của bài tập sau đây mang lại cho sức khỏe.

Khi chúng ta đứng bằng mũi chân thì trọng tâm của cơ thể sẽ tự động nghiêng về phía trước. Chính vì thế, việc dành thời gian kiễng chân lên mỗi ngày có thể giúp cơ thể tiêu hao năng lượng dư thừa và thúc đẩy quá trình lưu thông máu tốt hơn.

Đó cũng chính là lý do vì sao bạn thấy những vũ công múa bale thường có một vóc dáng mảnh mai cùng đôi chân thon gọn nhưng lại rất săn chắc khi thực hiện những động tác uyển chuyển trên sân khấu.

Thực tế, nếu bạn kiên trì kiễng chân 10 phút mỗi ngày trong một khoảng thời gian, cơ thể bạn sẽ gặt hái được 4 "thay đổi" lớn.

1. Cải thiện lưu thông máu chi dưới

Trong thời gian nghỉ dịch, mỗi ngày kiên trì làm động tác này 10 phút, sức khỏe sẽ có 4 thay đổi lớn khiến bạn phải ngạc nhiên  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Thường xuyên đứng nhón chân một cách đều đặn hàng ngày có thể cải thiện lưu thông máu của phần dưới cơ thể. Những người thường xuyên phải đứng hoặc ngồi một chỗ rất dễ bị các triệu chứng tê bì tay chân trong thời gian dài. Từ đó dễ bị đau và tê bàn chân, suy tĩnh mạch nghiêm trọng ở phần chi dưới. Trong trường hợp nghiêm trọng còn có thể bị tắc mạch máu ở vùng chi dưới.

Những người thường xuyên giữ yên tư thế cơ thể, ít vận động cũng có thể làm cho máu chảy ngược về chi dưới. Các cơ chân rất phát triển và có một số lượng lớn các mạch máu làm việc nặng nề hơn. Trong trường hợp này, đứng nhón chân có thể làm cho các cơ chân co giãn, và làm tăng việc tưới máu của cơ bắp khi thư giãn.

Việc nhón chân lên và hạ xuống giống như một kiểu tập thể dục cho mạch máu, làm cho chúng vừa co lại, vừa giãn ra. Khi các cơ bắp được thắt chặt, các mạch máu được ép, cho phép máu của tĩnh mạch chảy vào tim, từ đó thúc đẩy quá trình lưu thông máu hiệu quả hơn.

2. Phòng ngừa hiệu quả bệnh trĩ

Động tác kiễng chân sẽ làm tăng các hoạt động co bóp của hậu môn, giúp bệnh nhân táo bón cải thiện tình trạng bệnh, thông ruột, dạ dày. Bởi vậy, những người bị bệnh trĩ nên tập động tác kiễng chân thường xuyên để hậu môn làm việc có quy luật, giúp hạn chế bệnh trĩ.

3. Bổ thận khí

Trong thời gian nghỉ dịch, mỗi ngày kiên trì làm động tác này 10 phút, sức khỏe sẽ có 4 thay đổi lớn khiến bạn phải ngạc nhiên  - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Y học truyền thống Trung Quốc tin rằng mối quan hệ giữa gót chân và thận rất mật thiết, gần gũi. Khi chúng ta đứng nhón gót chân, có thể kích thích các huyệt đạo của thận hoạt động mạnh hơn.

Sau tuổi 30, thận sẽ ngày càng yếu đi và sẽ không đủ dương khí, dẫn đến các hiện tượng như phù nề vùng thân dưới, cơ thể sẽ cảm giác bị lạnh và hay bị sợ lạnh. Lúc này, việc đứng nhón chân thường xuyên có thể bổ sung dương khí cho thận.

Ngoài ra, động tác nhón chân đơn giản này cũng có thể giúp điều trị chứng rối loạn chức năng tiết niệu. Y học truyền thống Trung Quốc nghiên cứu kết luận rằng rối loạn chức năng tiết niệu là do khí hóa bàng quang không thuận lợi.

Trong khi đó, có một tuyến kinh mạch bàng quang ở phía bên ngoài của gót chân, khi đứng nhón chân sẽ tác động mạnh lên kinh mạch bàng quang, làm cho bàng quang vận hành ổn định, từ đó có thể giúp đi tiểu thuận lợi.

4. Ngăn ngừa và điều trị đột quỵ, dưỡng tim

Đột quỵ là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi do thiếu máu lên não, khí huyết lưu thông kém hoặc xuất huyết não.

Do đó, những người thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu nên chú ý kiễng gót chân để tăng cường hiệu quả hồi phục bệnh.

Cách thực hiện

Trong thời gian nghỉ dịch, mỗi ngày kiên trì làm động tác này 10 phút, sức khỏe sẽ có 4 thay đổi lớn khiến bạn phải ngạc nhiên  - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

- Dùng lực kiễng chân cao hết sức có thể, sau đó thả lỏng và hạ xuống. Trọng lực cơ thể dồn vào ngón chân khi kiễng cao.

- Thực hiện lặp lại khoảng 20-30 cái/lần tập. Mỗi ngày làm được 7 lần như vậy vào thời gian bất kỳ sẽ cảm nhận được tác dụng rất rõ.

- Cách này từ lâu cũng được áp dụng trong nhiều bài tập thể dục ở trường học, cơ sở Đông y, vật lý trị liệu, các trung tâm thể dục thể thao.

(Nguồn: Sohu)

Theo Hà Vũ

Trí thức trẻ

Trở lên trên