Trong tình trạng thiếu chip toàn cầu, ai là người hưởng lợi lớn nhất?
Sản xuất chip được đánh giá là mặt trận rất nóng giữa hai siêu cường quốc Mỹ và Trung Quốc.
- 30-07-2021Thiếu hụt chip bắt đầu ảnh hưởng tới sản xuất smartphone
- 19-07-2021Thiếu chip toàn cầu, smartphone liệu có tăng giá “chóng mặt” tại Việt Nam như laptop?
- 17-07-2021Chuyện thật như đùa: Ford định chuyển xe thiếu chip đến đại lý, bao giờ có sẽ lắp sau
Sau dầu mỏ, Mỹ đã tìm ra vũ khí thứ hai để thu hoạch của cải thế giới: chip.
Chip cùng với phim Mỹ và khoai tây chiên của Mỹ được mệnh danh là "bộ ba" về sức ảnh hưởng của nước Mỹ đối với thế giới.
Trong số 10 công ty sản xuất chip hàng đầu thế giới, chỉ riêng Mỹ đã chiếm 6. Ba công ty Qualcomm, Nvidia và Broadcom hàng đầu đều là các công ty của Mỹ. Họ đã kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ trong đợt tăng giá chip này.
Vào ngày 29/7, Qualcomm đã công bố báo cáo tài chính quý ba năm 2021. Tổng doanh thu của quý tài chính là 8.060 tỉ USD, tăng 65% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận ròng là 2.027 tỉ USD, tăng 140 % so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý đầu tiên của năm nay, Nvidia đã lập kỷ lục doanh thu 5,66 tỉ USD, tăng 84% so với cùng kỳ năm ngoái và giá cổ phiếu của hãng đã tăng hơn 50% trong năm nay.
Đằng sau thành tích cao kỷ lục của các công ty bán dẫn Mỹ là vị thế thị trường vững chắc của các công ty Mỹ trong ngành bán dẫn và phần mềm EDA tự động hóa thiết kế chip. Các công ty Mỹ kiểm soát hơn 90% thị phần trên lĩnh vực này, quý 2 năm nay, nhà cung cấp các công cụ thiết kế chip lớn nhất thế giới Synopsys đạt doanh thu 1,024 tỉ đô la Mỹ, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước, hiệu suất dòng tiền vượt xa mong đợi.
"Sự thiếu hụt chip" không chỉ mang lại lợi ích các công ty Mỹ nói trên, mà hãng gia công bán dẫn duy nhất của Mỹ, Global Foundries (GF), cũng thoát khỏi khỏi tình cảnh thua lỗ liên tiếp trong một thập kỷ. Hiện tại AMD đang là khách hàng của Global Foundries với thỏa thuận trị giá khoảng 1,6 tỉ USD trong năm nay.
Theo ông chủ Tom Caulfield của GF: "Ford, Volkswagen, BMW, Mercedes-Benz, Chrysler, GM,... ông chủ của tất cả các hãng xe này đều trở thành những người bạn thân mới của tôi". Chỉ trong tháng trước, định giá của GF đã tăng 50% và thúc đẩy kế hoạch IPO đầy tham vọng vào năm 2022.
Tuy nhiên, so với Qualcomm, Nvidia và GF, một công ty Mỹ có thể được coi là người chiến thắng lớn nhất trong "sự thiếu hụt cốt lõi" toàn cầu này: Applied Materials.
Ảnh: WSJ
Tập đoàn Vật liệu Ứng dụng Mỹ Applied Materials là nhà sản xuất thiết bị bán dẫn toàn cầu hàng đầu và là nhà cung cấp thiết bị bán dẫn với dòng sản phẩm hoàn chỉnh nhất trên thế giới.
Nhà sản xuất máy in thạch bản cực tím nổi tiếng của Hà Lan ASML có thị phần thứ hai đứng sau Applied Materials. Hãng ASML dù có trụ sở tại Hà Lan nhưng các cỗ máy khắc chip của họ được đóng gói với công nghệ Mỹ và nhiều linh kiện quan trọng bên trong được xây dựng dựa trên công nghệ Mỹ.
Samsung, TSMC và Intel đều có nhu cầu mua thiết bị sản xuất bán dẫn từ Applied Materials. Trong lĩnh vực PVD (Physical Vapor Deposition), Applied Materials chiếm tới 85% thị phần. Vào tháng 3 năm ngoái, nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc SMIC đã chi hàng trăm triệu USD mua thiết bị bán dẫn từ Applied Materials.
Trong quý đầu tiên của năm nay, trong tình trạng "khan hiếm chip" trên toàn cầu, Applied Materials đã lập kỷ lục bán hàng mới, với doanh thu tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái lên 5,58 tỉ USD.
Không chỉ các máy chế tạo chip, Mỹ còn dẫn đầu trong các lĩnh vực vật liệu và hóa chất cho quá trình sản xuất chip, với các công ty như Dow DuPont, 3M và Corning – mỗi công ty này lại chiếm một vị trí đặc biệt trong cả chuỗi công nghệ sản xuất chip.
Vị thế bá chủ về chip hàng đầu thế giới của Mỹ bắt nguồn từ những nghiên cứu ban đầu về mạch tích hợp. Trong đó, Mỹ sở hữu bằng sáng chế về thiết kế chip, chiếm khoảng 80% tổng số bằng sáng chế, điều này cho phép Mỹ tạo ra nhiều công ty bán dẫn độc quyền.
Zou Shichang, một viện sĩ của Học viện Khoa học Trung Quốc, tin rằng: "Điện thoại di động và máy tính mà chúng ta sử dụng, nhiều linh kiện cốt lõi đều từ nước ngoài. Trung Quốc chỉ đang lắp ráp. Giá trị được tạo ra từ gia công đứng cấp thấp nhất trong chuỗi ngành. Một khi công nghệ cốt lõi nằm trong tay chúng ta, lợi ích kinh tế lớn mới được tạo ra ở Trung Quốc".
Đầu tháng 3 năm nay, SMIC thông báo xây nhà máy mới có trị giá 2,4 tỉ USD được Chính phủ Trung Quốc đầu tư. Đây là dự án lớn đầu tiên nằm trong kế hoạch tổng thể của Trung Quốc nhằm sánh ngang với Mỹ trong lĩnh vực sản xuất chip tiên tiến.
Trung Quốc đang muốn xây dựng một nhóm các những "gã khổng lồ công nghệ", có thể sánh vai với những tập đoàn hàng đầu như Intel Corp hay TSMC trong kế hoạch 5 năm tới. Sản xuất chip được đánh giá là mặt trận rất nóng giữa hai siêu cường quốc.
Theo Zhihu
Viettimes