MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trực giác nhạy cảm: Xin chúc mừng, bạn đã có thêm khả năng ứng phó với mọi vấn đề trong cuộc sống

05-12-2016 - 09:18 AM | Sống

Steve Jobs từng nói: “Trực giác mạnh mẽ hơn trí tuệ gấp nhiều lần”. Một người có trực giác nhạy cảm và chính xác sẽ có khả năng ứng phó với mọi vấn đề trong công việc và cuộc sống.

Rõ ràng, khi gặp phải một vấn đề cần đưa ra quyết định nhanh, hầu hết mọi người đều giải quyết theo trực giác. Trực giác là quá trình tạo cho con người khả năng hiểu biết sự việc một cách trực tiếp mà không cần thông qua lập luận, phân tích.

Đã bao giờ bạn đưa ra một quyết định và cảm thấy đúng đắn hoặc sai lầm ngay lập tức? Chắc chắn câu trả lời là có. Đó chính là linh cảm và cũng là trực giác mách bảo. Trực giác cũng giống như ý thức và bản năng trong trí óc của con người. Nó xuất phát từ não nguyên thủy có khả năng phát giác nguy hiểm để đảm bảo sự sống còn của chủ thể.

Một người có trực giác tốt, mọi vấn đề trong công việc và cuộc sống đều có thể ứng phó nhẹ nhàng, hiệu quả. Cũng giống như trí tuê, trực giác không chỉ bẩm sinh mới có mà ai cũng có thể rèn luyện năng lực trực giác của mình.

Ngay cả khi không lắng nghe trực giác nó vẫn tồn tại trong cơ thể bạn. Nếu muốn rèn luyện trực giác để có thể đưa ra những quyết định chính xác và nhanh chóng, bạn có thể học hỏi những thói quen sau đây:

Sống chậm lại đủ để lắng nghe bản thân

Muốn nắm bắt được năng lực trực giác, bạn phải hiểu được chính bản thân. Dành nhiều thời gian yên tĩnh hay đi bộ để học cách nghe lời mách bảo trong tâm trí mình.

Sự rèn luyện này có thể nâng cao nhận thức của bản thân đối với nội tâm, giúp bạn hiểu rõ suy nghĩ của bản thân.


Dành thời gian yên tĩnh để học cách lắng nghe bản thân, nâng cao nhận thức của bản thân đối với nội tâm. Việc này sẽ giúp bạn hiểu rõ suy nghĩ của mình.

Dành thời gian yên tĩnh để học cách lắng nghe bản thân, nâng cao nhận thức của bản thân đối với nội tâm. Việc này sẽ giúp bạn hiểu rõ suy nghĩ của mình.

Làm theo sự mách bảo trong tâm trí

Điều quan trọng nhất để phân biệt người có trực giác là họ biết nghe theo sự hướng dẫn của trực giác, hơn là phủ nhận hay nghi ngờ.

Tuy nhiên, làm theo trực giác mách bảo không có nghĩa là làm theo một cách vô nhận thức, vô lý trí. Việc sử dụng lý trí làm theo trực giác cũng giống như hệ thống kiểm tra để nhận biết đúng và sai.

Rèn luyện đồng cảm

Đồng cảm ở đây là tính đồng cảm có ý thức. Có nghĩa là bạn có khả năng đọc được suy nghĩ và cảm nhận của người khác. Nó không phải là thứ khoa học viễn tưởng mà là nhận thức trực quan về những gì người khác đang suy nghĩ thông qua giọng nói và ngôn ngữ cơ thể.

Luyện tập tĩnh lặng

Dành thời gian tĩnh lặng như ngồi thiền chính là cách để bạn loại bỏ tất cả những phiền nhiễu trong cuộc sống ra khỏi não bộ. Ở trong không gian yên tĩnh có thể giúp bạn đưa ra những suy nghĩ kỹ càng hơn và kết nối tốt hơn với bản thân.

Đó là khi bạn có thể lắng nghe được trực giác một cách sâu sắc nhất.

Nuôi dưỡng sáng tạo

Sáng tạo và trực giác như là một mối quan hệ cộng sinh không thể tách rời. Trực giác nằm trong sáng tạo và khi sáng tạo có nghĩa là bạn đang sử dụng trực giác.

Sáng tạo sẽ được phát huy tối đa khi thực hiện bằng trực giác.

Tin vào linh tính

Linh tính có khả năng giúp bạn biết trước một điều gì đó không thông qua các tác động của các giác quan. Có khi nào bạn đưa ra một quyết định và bạn cảm thấy bất an ngay lập tức? Đó là cách linh tính mách bảo quyết định của bạn có thể sai lầm.

Phân tích giấc mơ

Có không ít nghiên cứu chỉ ra, giấc mơ chính là quá trình suy nghĩ vô thức trong tâm trí, một biểu hiện của trực giác và cũng là một phần của não bộ. Đôi khi giấc mơ là vô nghĩa nhưng đã bao giờ bạn phân tích giấc mơ mình vừa trải qua sau một đêm? Bạn cảm thấy giấc mơ đó quen thuộc như từng xảy ra ở đâu đó trong cuộc sống? Việc phân tích giấc mơ như vậy chính là cách giúp bạn rèn luyện năng lực trực giác tiềm ẩn trong tâm trí.

Nguyễn Linh

The Huffingtonpost

Trở lên trên