MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trump có thể đưa ngoại giao Mỹ về đâu? (Phần 1)

05-03-2017 - 20:50 PM | Tài chính quốc tế

Tân tổng thống Mỹ Donald Trump đã không thể thắng nếu không nhờ vào vành đai công nghiệp.

Một tháng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, rất ít những nhà phân tích nghĩ rằng ông Donald Trump có thể thắng cử. 1 tuần, thậm chí 1 ngày trước cuộc bầu cử, quan điểm này vẫn không thay đổi. Sự chắc chắn của các nhà phân tích này dựa trên những “bức tường xanh” ở những bang luôn bầu cho Đảng Dân chủ trong các cuộc bầu cử tổng thống qua hơn 2 thập kỷ. Ông Trump sẽ phải phá vỡ những bức tường ấy để có cơ hội thắng.

Ngày 8/11 ông Trump thắng ở tất cả các bang thuộc vành đai công nghiệp từ Iowa đến Pennsylvania, trừ Illinois – quê của cựu tổng thống Barack Obama. Trong số đó, 3 bang Pennsylvania, Wisconsin, và Michigan chưa từng bầu cho Đảng Cộng hòa trong suốt 24 năm. Ông Trump thắng ở 6 bang mà ứng cử viên Đảng Cộng hòa Mitt Romney từng thua 4 năm trước đây.

Ông Trump đã không thể thắng nếu không nhờ vào vành đai công nghiệp.

Nhìn vào câu hỏi ông Trump có thể đưa ngoại giao Mỹ về đâu trong 4 năm tiếp theo, nơi bắt đầu, dù có vẻ không liên quan, chính là vành đai công nghiệp, khu vực mà vị tổng thống từng chủ yếu dựa vào người lao động tầng lớp trung lưu. Trong những người bỏ phiếu cho ông, có 58% người da trắng, 58% người theo đạo Tin lành, 53% trên độ tuổi 45 và 51% chỉ mới học cấp 3 hoặc thấp hơn. Nhiều người làm trong các ngành công nghiệp ô tô, thép và than; nhiều người khác là chủ những doanh nghiệp nhỏ ở vùng nông thông Trung Tây nước Mỹ.

Ông Trump chỉ nhận được 29% số phiếu bầu trong mỗi nhóm người châu Á và người Latinh. Khi tỉ lệ những người bầu cử thuộc các nhóm thiểu số tiếp tục tăng mạnh, các thành viên Đảng Cộng hòa như ông Trump có thể trở nên phụ thuộc hơn vào vành đai công nghiệp.

Theo logic, một điểm dự báo quan trọng trong ngoại giao của ông Trump có lẽ là là việc bổ nhiệm nhân sự. Các cố vấn Nhà Trắng Kellyanne Conway. Steve Bannon cũng như con rể của ông Jared Kushner, và thậm chí cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn đều có mặt từ những ngày đầu chiến dịch vận động tranh cử của ông. Lực lượng nòng cốt này có được những vị trí đó là nhờ vào lòng trung thành của mình.

Tuy nhiên, những lần bổ nhiệm gần đây đã thực tế hơn rất nhiều, bao gồm một số người thân tín của những ứng cử viên Đảng Cộng hòa khác, cho thấy ông Trump có thể đã lý trí hơn, vô tư trong việc đánh giá tài năng và thậm chí cả chính sách so với những gì người ta nghĩ.

Những lần bổ nhiệm đại sứ ngoại giao hồi đầu của vị tổng thống cho thấy sự tiết chế và mong muốn nuôi dưỡng những kênh cửa sau hiệu qua tại khu vực Thái Bình Dương. Ông chọn thống đốc bang Iowa Terry Branstad, một người bạn lâu năm của chủ tich Trung Quốc Tập Cận Bình làm đại sứ Mỹ tại nước này. Còn với đại sứ Nhật Bản, ông chọn William Hagerty, ủy viên Cục phát triển kinh tế và cộng đồng bang Tennessee, cũng là cựu lãnh đạo của Boston Consulting.

Điều này cũng có thể thấy trong những lần bổ nhiệm Rex Tillerson làm Ngoại trưởng và James Mattis làm Bộ trưởng Quốc phòng. Cả hai đều được biết đến với tầm vóc cá nhân và bề dày kinh nghiệm.

Tuy nhiên, chẳng ai có thể được coi là một chiến lược gia tài ba như Henry Kissinger hay Zbigniew Brzezinski. Ông Trump cố tính tránh giới học giả hay những người nhìn xa trông rộng trong việc bổ nhiệm nhân sự. Rõ ràng, ông tin dùng những người có kinh nghiệm thực tế hơn.

Tiểu sử cá nhân của ông Trump có thể lý giải những lựa chọn nhân sự cũng như định hướng chính sách đối ngoại của vị tổng thống này. Ông là một doanh nhân New York điển hình, luôn chấp nhận rủi ro, quen biết nhiều nghệ sỹ nổi tiếng và những người của công chúng khác nhưng chưa bao giờ làm trong văn phòng nhà nước.

Ngược lại, cả ông Obama và đối thủ Đảng Dân chủ của ông - bà Hillary Clinton đều là luật sư. Quá trình hoạt động kinh doanh hướng ông Trump về những gì cụ thể cũng như về kết quả kinh tế thay vì chính trị quân sự. Trong khi đó, những chính trị gia đảng Dân chủ nhấn mạnh vào những ý niệm trừu tượng và xây dựng những nguyên tắc chung, chú ý ít hơn đến các lợi ích kinh tế cụ thể của Mỹ.

Nên không có gì ngạc nhiên khi ông Trump bác bỏ hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP khá trừu tượng và thiên về luật lệ ngay ngày đầu tiên làm việc, trong khi tỏ vẻ không đồng tình với Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP-21. Trái lại, ông rất cởi mở với những thỏa thuận thương mại song phương vì những thỏa thuận này có thể bao gồm những phần trong TPP, nhưng trong một khung cụ thể hơn. Ông Trump ủng hộ quan điểm đối thoại Mỹ-Nhật trong những cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại các hội nghị thượng đỉnh.

Tuy nhiên, ông Trump dường như không mặn mà lắm với những lợi ích địa chính trị rộng nhưng có phần mơ hồ mà hiện diện của Mỹ ở châu Á có thể thu được từ những thỏa thuân đa phương như TPP. Ông rõ ràng quan tâm hơn đến những kết quả cụ thể mang thêm việc làm đến cho chính nước Mỹ.

Ở những giai đoạn đầu trong sự nghiệp ngoại giao của mình, ông Trump, người thiếu cả một chiến lược quan trọng và một bộ những cam kết an ninh cố định có nguồn gốc từ thời Chiến tranh lạnh, cố nhiên sẽ bị ảnh hưởng bởi môi trường đầy rẫy những mưu lược.

Những sự kiện trong ngày có một tác động rất lớn đến vị tổng thống Mỹ. Ông Trump chắc chắn bị mất tinh thần bởi những phản ứng dữ dội đối với các dự luật trong nước của ông vào những ngày đầu, ví dụ về việc nhập cư. Và ông hẳn phải nản lòng trước tác động của những vấn đề còn sót lại từ thời cựu tổng thống Obama xoay quanh quan hệ với những lãnh đạo các nước Mexico, Úc, Đức và một số nước khác. Chính vì những trắc trở này, việc thủ tướng Nhật Abebày tỏ sự tôn trọng và ủng hộ ông Trump một cách mạnh mẽ chắc chắn là một làn gió mới với vị tân tổng thống Mỹ.

(còn tiếp)

Theo Trang Hồ

NDH

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên