Trung Quốc bắt đầu chế tạo ‘chiến thần phá băng’, sẵn sàng cạnh tranh với Mỹ và Nga trong cuộc đua giành ảnh hưởng ở Bắc Cực
Ảnh minh họa
“Chiến thần phá băng” khổng lồ dự kiến sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc.
- 28-06-20235 công việc làm thêm mùa hè để tiền chảy về túi “ngon ơ”, vốn 0 đồng nhưng lời hàng chục triệu đồng
- 28-06-2023Nóng: UBS đưa ra ‘tối hậu thư’ cho hơn 50% nhân sự của Credit Suisse, tiết lộ chỉ có 1 người đến từ CS nằm trong bộ máy lãnh đạo siêu ngân hàng mới
- 28-06-2023Hệ thống trạm sạc Tesla sẽ sớm thống trị nước Mỹ: Tự do tung hoành không lo giám sát, Ford, GM gián tiếp thừa nhận sự thất bại
Theo tờ South China Morning Post (SCMP), Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng tàu điều hướng phá băng thứ 3 - chiếc tàu được cho là có khả năng xây dựng cơ sở giúp người Trung Quốc có khả năng khám phá đáy biển Bắc Cực vào năm 2025.
Sau khi hoàn thành, Trung Quốc có thể trở thành quốc gia thứ hai sở hữu chiếc tàu đa năng - có khả năng đưa các nhà khoa học xuống đáy biển Bắc Cực bằng tàu lặn có người điều khiển được tích hợp trên tàu và chở hàng nặng an toàn. Được biết, hiện tại, chỉ có tàu lặn Mir 1 và Mir 2 của Nga đã đến được đáy biển Bắc Cực.
Trung Quốc hiện có 2 tàu phá băng, Xuelong 1 và Xuelong 2. Một trong những nhiệm vụ của chúng là hỗ trợ nghiên cứu về chỏm băng, khí quyển và môi trường đại dương ở các vùng cực.
Theo Tang Gulashan, Giám đốc Trung tâm Quản lý Hoạt động và Thiết bị Hàng hải của Viện Khoa học và Kỹ thuật đại dương, trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, tàu phá băng đa năng mới sẽ được sử dụng nhằm mục đích tập trung vào nghiên cứu biển sâu và tổ chức những chuyến lặn có người lái và phi hành đoàn.
“Ngoài Nga, chưa có quốc gia nào khác đưa người xuống đáy biển vùng cực bằng tàu lặn”, ông Tang cho biết. Đồng thời ông cũng nhận định rằng, các vùng cực đem lại giá trị nghiên cứu lớn. “Tàu dự kiến sẽ được giao vào năm 2025. Chúng tôi cùng đặt mục tiêu có thể tiến hành lặn sâu có người lái ở các vùng cực vào năm đó”.
Mặc dù đây là con tàu phá băng thứ 3 của Trung Quốc nhưng là con tàu nghiên cứu biển sâu đa năng đầu tiên. Được biết, nó có chiều dài thiết kế khoảng 103 mét và trọng lượng giãn nước lên tới 9.200 tấn. Nó có thể chở được 80 người và di chuyển với tốc độ lên tới gần 30 km/h, theo CCTV đưa tin.
Con tàu do công ty Xưởng đóng tàu Quốc tế Quảng Châu (GSI) chế tạo, có các chức năng bao gồm: điều hướng trên biển linh hoạt, có khả năng tổ chức lặn sâu có người lái, thám hiểm biển sâu, hỗ trợ các hoạt động vận hành toàn diện và chở hàng nặng an toàn.
CCTV cũng nhận định, con tàu này dự kiến sẽ cung cấp các mẫu vật và dữ liệu môi trường cần thiết để nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến biển sâu, địa chất và khoa học sự sống, cũng như hỗ trợ thử nghiệm công nghệ và thiết bị chuyên dụng khi ở độ sâu nhất định.
Ngoài ra, He Guangwei - chuyên gia tại đơn vị sản xuất cho biết con tàu còn có thể giúp “lần theo” những thay đổi của khí quyển, sinh vật biển và địa chất.
Một số nguồn tin cho biết, tàu nghiên cứu biển sâu đa năng sẽ được trang bị các hệ thống do Trung Quốc tự phát triển, từ đó tạo ra nhiều đột phá công nghệ trong thiết kế tàu tổng thể. Sau khi ra mắt, phương tiện này sẽ đem lại lợi ích to lớn cho đất nước tỷ dân trong các hoạt động khai thác cũng như nghiên cứu môi trường biển. Ví dụ như các nghiên cứu khảo cổ hay thực hiện các chuyến lặn sâu xuống biển.
Trước đây, một con tàu nghiên cứu của nước này cũng đã tìm thấy hơn 200 di tích văn hóa từ những con tàu đắm nằm ở độ sâu 1.500 mét dưới bề mặt đại dương.
Tham khảo CCTV, SCMP
Nhịp sống thị trường