Trung Quốc cảnh báo nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu do Mỹ
Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa lên tiếng bác bỏ ý kiến của truyền thông Mỹ cho rằng chính Trung Quốc gây ra vòng chiến tranh thương mại trên toàn cầu.
- 27-08-2024Quốc gia đồng minh ‘noi gương’ Mỹ đánh thuế 100% đối với xe điện Trung Quốc
- 26-08-2024Trung Quốc đơn giản hóa kết hôn, siết chặt ly hôn
- 26-08-2024Trung Quốc phản đối việc Mỹ đưa các doanh nghiệp của mình vào danh sách kiểm soát xuất khẩu, cam kết sẽ hành động
Về nguy cơ chiến tranh thương mại, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm tuyên bố, thông qua “Đạo luật giảm lạm phát” thực hiện các khoản trợ cấp mang tính phân biệt, tiếp tục cản trở việc lựa chọn thẩm phán cho Cơ quan phúc thẩm của Tổ chức Thương mại Thế giới và áp đặt mức thuế cao với hàng hóa của nước khác, Mỹ gây ra mối quan ngại lớn nhất về một vòng chiến thương mại mới trên toàn cầu.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong buổi họp báo thường kỳ ngày 26/8, việc sản xuất của Trung Quốc là nhờ vào việc tiếp tục đầu tư nghiên cứu, phát triển, cũng như lợi thế so sánh, không cần bán phá giá thông qua trợ cấp hoặc độc quyền thông qua bảo hộ. Ông Lâm Kiếm tuyên bố, Trung Quốc đảm bảo sự ổn định của chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu bằng chuỗi công nghiệp sản xuất hoàn chỉnh của mình, thúc đẩy tiến bộ công nghệ và nâng cấp công nghiệp toàn thế giới.
Ông Lâm Kiếm nhấn mạnh, thị phần xuất khẩu hàng hóa quốc tế của Trung Quốc đứng đầu thế giới và thị phần nhập khẩu hàng hóa quốc tế của nước này đứng thứ 2 thế giới trong 15 năm liên tiếp, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển ổn định, lành mạnh của nền kinh tế thế giới.
Ông Lâm Kiếm dẫn số liệu cho biết, vào năm ngoái, trong số các thành viên của WTO, chỉ riêng Mỹ đã thông báo 454 biện pháp rào cản thương mại kỹ thuật, nhiều hơn tổng số thông báo của 5 thành viên tiếp theo.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra phản ứng trên khi trả lời câu hỏi liên quan đến việc truyền thông Mỹ cho rằng việc Trung Quốc tăng cường đầu tư vào sản xuất sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề dư thừa công suất, gây áp lực lên các doanh nghiệp của nước khác và gây ra vòng chiến tranh thương mại mới trên toàn cầu.
Ông Lâm Kiếm nhấn mạnh, trong quá khứ, nền kinh tế của Trung Quốc đã hội nhập sâu sắc với sự phát triển của thế giới, còn trong tương lai, nước này sẽ tiếp tục mở cửa mức độ cao hơn và tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế toàn cầu.
VOV