Trung Quốc cấp phép cho loại thuốc đầu tiên kháng virus corona
Favilavir, trước đây gọi là Fapilavir, một loại thuốc kháng virus đã được Trung Quốc cấp phép sau khi tỏ ra hiệu quả trong việc điều trị virus corona chủng mới.
- 18-02-2020Cập nhật Covid-19 ngày 18/2: Số người nhiễm bệnh tại Hồ Bắc lên đến gần 60.000, Apple cảnh báo không đạt mức doanh thu dự kiến do virus corona
- 17-02-2020Trung Quốc sẽ hoãn sự kiện chính trị lớn nhất trong năm do lo ngại về virus corona?
- 17-02-2020Tài xế taxi chết vì corona, Đài Loan cuống cuồng tìm những người phơi nhiễm
- 17-02-2020Singapore không có kế hoạch đóng cửa trường học mặc virus corona hoành hành: Bộ trưởng tiết lộ lý do
- 17-02-2020Giấy vệ sinh và khẩu trang - "Tiền tệ" mới ở Singapore và Hồng Kông thời virus corona
Trong công bố hôm 16/2, Chính quyền Thái Châu, tỉnh Chiết Giang cho biết thuốc Favilavir chính thức được Cục Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia Trung Quốc cho phép dùng điều trị Covid-19, biến nó trở thành loại thuốc đầu tiên được phê duyệt trong việc điều trị cúm Vũ Hán.
Được phát triển bởi Công ty Dược phẩm Chiết Giang Hisun, Favilavir là một loại thuốc chống sốt rét. Tuy nhiên, sau quyết định ngày 16/2 của nhà chức trách Trung Quốc, loại thuốc này sẽ được bổ sung vào phác đồ điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Favilavir là một trong 3 loại thuốc cho thấy những hiệu quả rõ rệt trong việc điều trị virus corona trong các thử nghiệm lâm sàng. 70 bệnh nhân ở thành phố Thâm Quyến đã được điều trị với loại thuốc này và bệnh tình biến chuyển rõ rệt. Sau quyết định ngày 16/2, Công ty Dược phẩm Chiết Giang Hisun đã tăng tốc sản xuất thuốc nhằm đáp ứng nhu cầu khổng lồ sau khi dịch bệnh bùng lên ở Trung Quốc và thế giới.
Ngoài Favilavir, một loại thuốc khác cũng đã được lựa chọn là Remdesivir, sản phẩm của công ty dược phẩm Mỹ Gilead. Ban đầu, người ta sản xuất Remdesivir để điều trị Ebola nhưng việc loại thuốc này chữa khỏi hoàn toàn Covid-19 cho một bệnh nhân người Mỹ khiến nó được chú ý.
Trong khi đó, các bác sĩ ở Hàn Quốc cho biết họ đã kết hợp thuốc điều trị HIV với Ritonavir, được bán ngoài thị trường với cái tên Kaletra, để điều trị thành công Covid-19 ở một bệnh nhân 54 tuổi.
Ngoài các loại thuốc trên, Trung Quốc đã yêu cầu các bệnh nhân được chữa khỏi Covid-19 hiến huyết tương của họ để hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân khác. Đây là liệu pháp quen thuộc, được thế giới sử dụng trong nhiều thập kỷ qua nhằm điều trị các bệnh do virus gây ra.
Theo lý thuyết, trong máu những người được chữa khỏi có kháng thể với loại virus này. Nếu máu này được truyền sang những người khác, nó sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch trong việc chống lại virus. Tuy nhiên, vấn đề chính của biện pháp này là thời gian. Việc truyền máu cần thực hiện kịp thời để các kháng thể hoạt động tốt.
Việc tìm ra các phương pháp chữa Covid-19 thắp lên hy vọng cho thế giới trong việc ngăn ngừa đại dịch, vốn đã làm gần 60.000 người nhiễm bệnh ở riêng Hồ Bắc, Trung Quốc. Tính đến ngày 18/2, Hồ Bắc ghi nhận thêm 93 trường hợp tử vong và 1.807 ca nhiễm Covid-19 mới, giảm nhẹ so với ngày trước đó. Tại Hồ Bắc, hiện đã có 1.789 trường hợp tử vong và tổng cộng có 59.989 người nhiễm bệnh, hầu hết đều ở thành phố Vũ Hán. 7.862 bệnh nhân đã được xuất viện.
Không chỉ reo rắc nỗi ám ảnh ở Trung Quốc, việc Covid-19 lây lan ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới làm dấy lên lo ngại về một đại dịch toàn cầu. Hàng loạt quốc gia đều đã triển khai các biện pháp mạnh tay nhằm ngăn chặn virus lây lan.