MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc "chật vật" với dự án đường sắt tại Thái Lan

04-05-2016 - 16:02 PM | Tài chính quốc tế

Bộ trưởng GTVT Thái Lan cho biết: “Dự án này là của người Thái. Trong nước, chúng tôi không thiếu tiền.”

Trong cuộc họp với lãnh đạo BCH TW Đảng ngày 29/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bày tỏ mối quan tâm sốt sắng đến sáng kiến Con đường tơ lụa trong mục tiêu thắt chặt mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia châu Á.

Năm 2013, ông Tập Cận Bình cho ra đời sáng kiến “Một vành đai – một con đường”, hứa hẹn sẽ là vành đai thắt chặt mối quan hệ thương mại và đầu tư đặc biệt là giữa các quốc gia láng giềng Đông Nam Á.

Hiệu quả của sáng kiến đã được nhìn thấy rõ. Trong khi một số quốc gia láng giềng cần hàng nghìn tỷ USD để đầu tư cơ sở hạ tầng, đường xá, sân bay, thì Trung Quốc lại đang dư thừa năng suất xây dựng cũng như tài sản.

Tuy nhiên thực hư đến đâu thì hồi lâu mới rõ.

Thất bại của Trung Quốc trong việc hỗ trợ xây dựng và cấp vốn cho dự án đường sắt tại Thái Lan – “Tâm chủ huyết mạch” của Con đường tơ lụa trên biển cho thấy, kế hoạch của ông Tập đang dần chệch hướng.

Đằng sau lời đề nghị của Trung Quốc về cung cấp vốn và hỗ trợ xây dựng, đó là những sợi dây ràng buộc mà những quốc gia tiếp nhận như Thái Lan không hề thoải mái chấp nhận. Giới chức Trung Quốc đang hối hả giành quyền xây dựng bất động sản thương mại tại các nhà ga dọc theo tuyến đường sắt đang được xây dựng trải dài từ Băng Cốc đến Nong Khai – thành phố phía Đông Bắc, giáp với Lào. Tuy nhiên, Bộ trưởng GTVT Thái Lan cho biết: “Chúng tôi đã trao đổi với Trung Quốc về việc không tồn tại một bảo đảm nào cho người Trung Quốc nắm quyền sở hữu đất.” Ông khẳng định “Thái Lan không giống Lào.”

Ông cũng cho biết, Trung Quốc đã tìm cách thâu tóm quyền sở hữu đất thương mại và yêu cầu tăng diện tích đất ký quỹ để tiếp tục cung cấp vốn cho Thái Lan.

Đáp lại, ông Tập lên tiếng bảo vệ chiến lược đa mũi giáp của mình là nhằm thắt chặt thương mại và đầu tư giữa các quốc gia châu Á, châu Âu và châu Phi nằm trong tuyến đường thương mại trước đây của Trung Quốc. Năm ngoái, Bắc Kinh đã ra mắt thành công ngân hàng AIIB mặc dù không có sự hỗ trợ từ Mỹ. Ngân hàng huy động được thêm 40 tỷ USD cho dự án con đường tơ lụa và cho vay đa phương thông qua các NHNN.

Bộ trưởng GTVT Thái Lan nhấn mạnh: cánh cửa vẫn mở rộng chào đón nguồn vốn từ Trung Quốc như thông qua AIIB. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có một dấu hiệu nào cho thấy nguồn vốn từ Trung Quốc đang tiếp tục đến Thái Lan trong tương lai.

Trong buổi họp với thành viên BCH TW Đảng Trung Quốc hôm 29/4, ông Tập Cận Bình đã chỉ ra một số yêu cầu để thích ứng với sáng kiến Con đường tơ lụa. “Trong khi chăm chút cho lợi ích bản thân,chúng ta cần phải quan tâm cả đến lợi ích của các quốc gia khác.” Tờ Tân Hoa Xã đưa tin. “Tôi hy vọng tất cả các quốc gia nằm trong sáng kiến Một vành đai – Một con đường đều chạm đến lợi ích thực sự.

Ông Tập khuyên các công ty tham gia sáng kiến không nên chỉ tính toán lợi ích kinh tế mà dự án mang lại mà còn lưu ý đến uy tín của công ty bằng cách chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp nước sở tại.

Richard Jerram, chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng Bank of Singapore Ltd nhận định: "Khó khăn của Trung Quốc trong việc thi hành con đường tơ lụa tại các nước láng giềng như Thái Lan là thiếu vắng sự minh bạch trong đường lối chung".

Lợi ích kinh tế từ tự án đường sắt vẫn còn rất lờ mờ do thời hạn hoàn trả dài đến hàng thập kỷ. Một khi dự án thất bại, cũng là điều dễ hiểu nếu nhà đầu tư đòi hỏi sự chắc chắn. Nhưng điều đó chỉ xảy ra tại các quốc gia thực sự cần viện trợ nước ngoài.

Bộ trưởng GTVT Thái Lan cho biết: “Dự án này là của người Thái. Trong nước, chúng tôi không thiếu tiền.”

Bình Minh

Bloomberg

Trở lên trên