MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc có trong tay những vũ khí lợi hại nào để chiến đấu với Mỹ trên đấu trường thương mại?

10-05-2019 - 14:01 PM | Tài chính quốc tế

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang, Trung Quốc đang nắm giữ "kho vũ khí" tài chính để chiến đấu với Mỹ, bao gồm cả trái phiếu kho bạc và đồng nội tệ. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng phải đối mặt với cái giá khá đắt khi sử dụng những loại vũ khí này.

Bắc Kinh tuyên bố sẽ đáp trả nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục triển khai kế hoạch tăng thuế với 200 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc, từ 10% lên 25%. Tuy nhiên, chỉ đơn giản đáp trả với việc đưa ra hàng rào thuế quan "ăn miếng trả miếng" dường như không phải bước đi Trung Quốc muốn thực hiện, Brad Setser - một cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ, hiện là thành viên cấp cao về kinh tế tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nhận định.

Những loại vũ khí này cũng khá lợi hại bởi ông Trump thường chú ý đến thị trường tài chính. Ông thường chia sẻ trên Twitter về thị trường chứng khoán khi các chỉ số lớn đạt đỉnh. Sau khi thông báo về việc nâng thuế quan vào tối hôm Chủ Nhật, S&P 500 cũng theo đó lao dốc trong các phiên giao dịch từ đầu tuần đến nay.

Vậy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang nắm giữ những "vũ khí" nào trong cuộc chiến thương mại?

Phá giá đồng NDT

Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ của Trung Quốc có thể phá giá đồng NDT để bù đắp cho những tác động của thuế quan Mỹ đối với nền kinh tế Trung Quốc. Đồng NDT giao dịch ngoài đại lục đã giảm 5,5% so với đồng USD vào năm 2018, điều này khiến ông Trump nổi giận và làm dấy lên những suy đoán rằng nước này đang thao túng tỷ giá đồng nội tệ. Hiện tại, tỷ giá đồng NDT đã giảm 1,5% kể từ lời đe doạ của ông Trump vào cuối tuần vừa rồi, mức giảm mạnh nhất trong 4 ngày kể từ tháng 7 năm ngoái.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã hứng chịu những điều không mấy suôn sẻ khi phá giá đồng NDT vào năm 2015, gây ra tình trạng dòng vốn chảy ồ ạt ra ngoài. Vậy nên, có khả năng Trung Quốc sẽ không đưa ra động thái thương tự, theo Tao Wang, trưởng nhóm kinh tế gia Trung Quốc tại khu vực châu Á của Group AG. Bà nói: "Trung Quốc không muốn tự mình đẩy dòng vốn chảy ra ngoài, khiến tình trạng mất giá xảy ra và sẽ khiến niềm tin của nhà đầu tư trong nước sụt giảm. Thêm vào đó, việc tỷ giá đồng NDT sụt giảm vào năm ngoái đã khiến chính quyền ông Trump giận dữ và nâng mức thuế quan lên cao hơn."

Tiền tệ cũng là một chi tiết trọng tâm trong các cuộc đàm phán thương mại. Mỹ đã tìm cách ký một hiệp ước nhằm ổn định đồng NDT theo một phần của thoả thuận, nguồn thạo tin tiết lộ.

Bán trái phiếu kho bạc Mỹ

Trung Quốc nắm giữ 1,1 nghìn tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ, nhiều nhất trong các quốc gia nước ngoài. Nếu nước này cắt giảm lượng nắm giữ trong khối tài sản trị giá 15,9 nghìn tỷ USD đó, thì trái phiếu có thể là một loại vũ khí rất mạnh. Thị trường trái phiếu Mỹ cũng chao đảo hồi năm ngoái sau khi các quan chức Trung Quốc cho biết họ đang khuyến nghị về việc giảm bớt hoặc tạm dừng mua trái phiếu Mỹ.

Tuy nhiên, Trung Quốc dường như lai không có lựa chọn nào ổn hơn để dự trữ 3,1 nghìn tỷ USD ngoại tệ, theo Ed Al-Hussainy đến từ Columbia Threadneedle Investments. Hơn nữa, nếu Trung Quốc bán trái phiếu Mỹ, thì sẽ khiến giá trái phiếu sụt giảm mạnh, đẩy lợi suất lên cao và phá giá bất kỳ loại trái phiếu Mỹ nào mà nước này đang nắm giữ. Cho đến nay, lợi suất trái phiếu vẫn tiếp tục tăng và chưa có dấu hiệu đi xuống.

Chiến lược gia này nhận định: "Bất kỳ động thái nào đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ lên cao đều mang lại những bất lợi cho việc định giá cổ phiếu ngân quỹ của họ và có thể châm ngòi cho tình trạng đồng USD tăng mạnh. Những rủi ro về tài chính và ngoại hối của chính sách này có thể sẽ còn xuất hiện nhiều hơn những lợi ích mà Trung Quốc mong đợi."

Đậu tương

Trung Quốc, nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới của Mỹ, đã áp mức thuế 25% với Mỹ. Phần lớn nông sản này được trồng ở các bang vùng Midwest, nơi có tỷ lệ ủng hộ ông Trump cao, khiến khu vực này thậm chí còn trở nên quan trọng hơn đối với ông.

Trước khi các cuộc đàm phán thương mại bắt đầu, Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perude cho biết hồi tháng 2 rằng Trung Quốc đã cam kết mua 10 tấn đậu tương từ nước này. Còn hiện tại, những "lời hứa" như vậy trong tương lai có thể sẽ được treo lơ lửng. 

Ông Setser cho hay, trong khi việc phá giá đồng NDT hay bán trái phiếu kho bạc Mỹ mang lại nhiều khó khăn hơn, thì việc đe doạ đối với đậu tương là một lựa chọn tương đối thuận lợi.

Hương Giang

Bloomberg

Trở lên trên