Trung Quốc công bố gói kích thích kinh tế mới, tuyên bố dùng biện pháp mạnh tay để khôi phục nền kinh tế
Ngày 12/10, Trung Quốc tuyên bố sẽ "tăng đáng kể" các biện pháp kích thích để phục hồi nền kinh tế đang trì trệ của nước này.
- 12-10-2024Dưới thời bà Harris: Thuế tiếp tục là vũ khí kinh tế, thương mại là "vật tế thần", Trung Quốc bị đổ lỗi?
- 12-10-2024Trung Quốc có máy tính lượng tử chạy chip tự làm, khách hàng lớn nhất là Mỹ
- 11-10-2024AI Trung Quốc phát hiện gần 162.000 virus RNA mới với tốc độ kỷ lục
- 11-10-2024Bị châu Âu áp thuế nặng, hãng xuất khẩu ô tô lớn nhất Trung Quốc 'tung hoành' ở nước láng giềng: Doanh số tăng 4 lần chỉ sau 1 năm, vừa sản xuất vừa bán hàng 'tại chỗ'
Gói kích thích mới
Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lan Foan phát biểu tại một cuộc họp báo rằng Bắc Kinh sẽ giúp các chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề nợ nần, cung cấp trợ cấp cho những người có thu nhập thấp, hỗ trợ thị trường bất động sản và bổ sung vốn cho các ngân hàng nhà nước - bên cạnh các biện pháp khác.
Đây là tất cả các giải pháp mà giới đầu tư đã thúc giục Trung Quốc thực hiện khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới mất đà, phải vật lộn để vượt qua áp lực giảm phát và nâng cao niềm tin của người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường bất động sản suy thoái mạnh.
Dù vậy, việc Bắc Kinh không nêu con số cho gói kích thích có thể sẽ khiến các nhà đầu tư phải tiếp tục hồi hộp chờ đợi cho tới cuộc họp tiếp theo của các cơ quan lập pháp. Ngày họp vẫn chưa được công bố nhưng dự kiến sẽ diễn ra trong những tuần tới.
Vasu Menon, giám đốc điều hành chiến lược đầu tư tại OCBC tại Singapore cho biết, cuộc họp báo "mang tính quyết tâm cao nhưng thiếu chi tiết về mặt số liệu".
"Gói kích thích tài chính lớn mà các nhà đầu tư hy vọng để duy trì đà tăng của thị trường chứng khoán đã không thành hiện thực", ông Menon cho biết, đồng thời nói thêm rằng điều này có thể làm một số nhóm trên thị trường thất vọng.
Một loạt dữ liệu kinh tế trong những tháng gần đây đã không đạt mức dự báo, làm dấy lên mối lo ngại rằng mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% của chính phủ Trung Quốc trong năm nay đang gặp rủi ro và sự suy thoái cấu trúc dài hạn có thể diễn ra.
Dữ liệu kinh tế tháng 9 - được công bố vào tuần tới - dự kiến sẽ cho thấy sự sụt giảm nhiều hơn nữa, nhưng các quan chức đã bày tỏ "hoàn toàn tin tưởng" rằng sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng của năm 2024.
Gói kích thích tài chính mới của đất nước tỉ dân đã trở thành chủ đề sôi nổi trên thị trường tài chính toàn cầu. Cổ phiếu Trung Quốc đạt mức cao nhất trong hai năm, tăng vọt 25% trong vòng vài ngày kể từ cuộc họp của Bộ Chính trị Trung Quốc, trước khi giảm xuống khi sự lo lắng bắt đầu xuất hiện do không có thêm thông tin chi tiết về chính sách từ các quan chức. Thị trường hàng hóa toàn cầu từ quặng sắt đến kim loại công nghiệp và dầu mỏ cũng biến động do hy vọng các biện pháp kích thích sẽ thúc đẩy nhu cầu trì trệ của Trung Quốc.
Theo Reuters, Trung Quốc có kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ đặc biệt trị giá khoảng 2 nghìn tỷ nhân dân tệ (284,43 tỷ USD) trong năm nay như một phần của gói kích thích tài chính mới.
Một nửa trong số đó sẽ được sử dụng để giúp các chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề nợ nần, trong khi một nửa còn lại sẽ trợ cấp cho việc mua các thiết bị gia dụng và các hàng hóa khác cũng như tài trợ cho khoản trợ cấp hàng tháng khoảng 800 nhân dân tệ (hoặc 114 USD) cho mỗi trẻ em đối với tất cả các hộ gia đình có hai con trở lên.
Trung Quốc cũng đang cân nhắc bơm tới 1 nghìn tỷ nhân dân tệ vốn vào các ngân hàng nhà nước lớn nhất, mặc dù các nhà phân tích cho rằng khả năng cho vay lớn hơn sẽ phải đối mặt với nhu cầu tín dụng yếu dai dẳng.
Tăng cường kích thích
Cuối tháng 9, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã công bố các biện pháp hỗ trợ tiền tệ mạnh mẽ nhất kể từ đại dịch COVID-19, bao gồm cắt giảm lãi suất, bơm thanh khoản 1 nghìn tỷ nhân dân tệ và các bước khác để hỗ trợ thị trường bất động sản và chứng khoán.
Mặc dù các biện pháp này đã nâng cao tâm lý thị trường, các nhà phân tích cho biết Bắc Kinh cũng cần giải quyết dứt điểm các vấn đề cơ cấu sâu xa hơn như thúc đẩy tiêu dùng và giảm sự phụ thuộc vào đầu tư cơ sở hạ tầng dựa trên nợ.
"Trung Quốc vẫn còn dư địa tương đối lớn để phát hành nợ và tăng thâm hụt tài khóa", Bộ trưởng Lan Foan cho biết.
Ông nói thêm rằng các chính quyền địa phương vẫn còn tổng cộng 2,3 nghìn tỷ nhân dân tệ để chi tiêu trong ba tháng cuối năm nay, bao gồm hạn ngạch nợ và các quỹ chưa sử dụng. Các thành phố sẽ được phép mua lại đất chưa sử dụng từ các nhà phát triển bất động sản.
Tham khảo Reuters
Nhịp sống thị trường