MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc đang âm thầm "lật đổ" Thung lũng Silicon

24-05-2018 - 19:00 PM | Tài chính quốc tế

Vị trí dẫn đầu về vốn đầu tư mạo hiểm của Mỹ đang đần "phai nhạt" và bị đe dọa bởi châu Á và một thị trường đang lên, đó là Trung Quốc.

Lần đầu tiên trong lịch sử, hai công ty kỳ lân của Trung Quốc có mặt trong danh sánh Disruptor của CNBC, đó là Didi Chuxing và Xiao, đã thu hút hàng tỷ USD.

Sự gia tăng của của dòng tiền mới từ Trung Quốc và các nước châu Á đã nâng tổng số vốn lên mức kỷ lục và thay đổi hoàn toàn "bối cảnh" đầu tư mạo hiểm. Năm ngoái, châu Á đạt 40% tổng số toàn cầu so với con số 44% của Mỹ. Thị phần của Trung Quốc là 24%, theo Dow Jones VentureSource. Chỉ một thập kỷ trước, tỷ lệ vốn đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc trong các công ty startup trên toàn cầu là dưới 5%.

Đó là "cơn sóng thủy triều" khi dòng tiền từ Trung Quốc ập vào những startup đầy hứa hẹn, có thể sẽ báo hiệu sự thay đổi trong việc kiểm soát những cải cách và lợi thế về công nghệ của thế giới. Có thể thấy, xu hướng này đã diễn ra trong danh sách Disruptor 50 năm 2018 của CNBC. Lần đầu tiên, hai trong số những công ty kỳ lân trong danh sách là những công ty kỳ lân khổng lồ của Trung Quốc - Didi Chuxing và Xiaomi – mỗi công ty đã thu hút hàng tỷ USD vốn chủ sở hữu. 14 công ty trong danh sách Disruptor 50 năm nay, bao gồm Airbnb, Uber, Ellevest, Lyft, LanzaTech và WeWork, có sự ủng hộ tài chính từ các nhà đầu tư Trung Quốc, như Didi Chuxing và China Capital Capital Partners.

Xu hướng này không phải là điều gì mới lạ, bởi trước đây, kể từ khi danh sách được ra mắt vào năm 2013, 41 nhà đầu tư Trung Quốc đã hỗ trợ các công ty Disruptor 50 của CNBC. Theo PitchBook, họ đã tài trợ 35,4 tỷ USD cho những công ty khởi nghiệp này kể từ năm 2002.

Trung Quốc có một bước nhảy vọt khổng lồ trong cuộc đua đổi mới công nghệ toàn cầu và thống trị vốn đầu tư mạo hiểm bằng cách phát triển các vốn đầu tư mạo hiểm (VC) tại thị trường mới nổi và những công ty khởi nghiệp "nóng nhất" ở Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến. Đây là nơi có nhiều nhà đầu tư mạo hiểm hoạt động rất hiệu quả, như Neil Shen, đối tác quản lý của Sequoia Capital China có trụ sở ở Bắc Kinh; JP Gan, đối tác quản lý của Qiming Venture Partners tại Thượng Hải; và Hurst Lin, đối tác chung của DCM Ventures. Cả ba đã tài trợ một số hãng công nghệ mới nổi của Trung Quốc, chẳng hạn như nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi. Công ty đứng thứ 28 trong danh sách 50 năm của CNBC Disruptor với giá trị 46 tỷ USD, đã sẵn sàng cho IPO vào cuối năm nay.

Nhóm công ty BAT quyền lực nhất của Trung Quốc là Baidu, Alibaba và Tencent, tương đương với Apple, Alphabet, Microsoft, Amazon và Facebook - đang quan tâm hơn đến việc phát triển những hoạt động đầu tư vào các công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ, chẳng hạn như công nghệ sinh học, thực tế ảo, fintech, an ninh và trí thông minh nhân tạo.

Theo CBI Insights, vào năm ngoái, Trung Quốc đã dần đầu về khoản đầu tư mạo hiểm về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo ở mức 48% trong tổng số 12 tỷ USD trên toàn cầu, Mỹ là 38%.

Hiện tại, các nhà đầu tư Trung Quốc chuẩn bị thu về một khoản tiền rất lớn. Bob McCooey, phó chủ tịch cấp cao tại Nasdaq, dự đoán rằng các thương vụ IPO của Trung Quốc ở New York sẽ tăng 25% đến 30% trong năm 2018.

Các công ty startup lên ngôi

Tầm quan trọng của các giao dịch mạo hiểm của Trung Quốc và khả năng để tạo ra các thương hiệu khổng lồ (megabrand) là khó để hoà hợp. Didi Chuxing của Trung Quốc đã mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ "ride-sharing" (đi chung xe) hàng đầu trên thị trường vào năm 2012 và nắm quyền kiểm soát Uber ở Trung Quốc vào năm 2016 với một giao dịch trị giá 35 tỷ USD. Theo số liệu từ Preqin, số tiền 9,5 tỷ USD mà Didi nhận được từ gây quỹ mạo hiểm trong năm 2017 được cho là hợp đồng đầu tư toàn cầu lớn nhất trong năm, hoạt động gây quỹ lớn thứ hai trong thập kỷ qua và lớn nhất từ trước đến nay đối với châu Á.

Những đợt rót vốn khổng lồ của các công ty khởi nghiệp công nghệ của Trung Quốc là chuyện rất bình thường. 4 trên 6 khoản đầu tư mạo hiểm lớn nhất toàn cầu trong quý IV năm 2017 đều là của các công ty Trung Quốc: Didi với 4 tỷ USD, Meituan GroupOn với 4 tỷ USD, startup "đi chung xe đạp" (bike-sharing) của Ofo với giá 1 tỷ USD và hãng sản xuất ôtô điện Nio với giá 1 tỷ USD, theo một báo cáo của PWC/CBI Insights.

Để thấy được tầm ảnh hưởng của phương thức đổi mới của Trung Quốc, bạn chỉ cần biết điều này: Theo một báo cáo gần đây của Viện nghiên cứu Hurun, ở Trung Quốc, cứ 3 ngày lại có một công ty kỳ lân ra đời, hầu hết là thuộc lĩnh vực internet và có trụ sở tại Bắc Kinh. Số lượng công ty đã lên đến con số 151 tính đến tháng 3. Nổi bật nhất có thể kể đến nhà sáng lập của Didi, đã tiếp quản công việc kinh doanh của Uber tại Trung Quốc năm 2016.

Chủ đề nóng ở Thung lũng Silicon

Bằng một số biện pháp như gây quỹ cho các công ty kỳ lân, kinh phí R&D, các ứng dụng bằng sáng chế, tìm kiếm nhân tài kỹ thuật, Trung Quốc đang đi lên một cách mạnh mẽ, hoàn toàn có thể bắt kịp vị trí dẫn đầu của Mỹ. Hiện nay, Trung Quốc có 62 trong số 230 công ty kỳ lân toàn cầu trị giá hơn 1 tỷ USD, còn Mỹ là 113. Hơn nữa, theo dữ liệu từ CBI Insights, Trung Quốc nắm giữ 41% giá trị của các công ty kỳ lân, Mỹ có 46%.

Với quy mô lớn, nền văn hóa khởi nghiệp, sự hậu thuẫn của chính phủ đối với các lĩnh vực quan trọng như trí thông minh nhân tạo và số tiền khổng lồ đổ vào đầu tư mạo hiểm thì Trung Quốc đang vượt mặt Thung lũng Silicon và "các điểm nóng" khác của thế giới. Các công ty đầu tư mạo hiểm cũng liên tục đầu tư vào các quỹ của Trung Quốc. Một trong những người tiên phong là đối tác Qiming Venture có trụ sở tại Thượng Hải, vừa huy động được 1,39 tỷ USD cho 3 quỹ mới để đầu tư vào các công ty công nghệ mới nổi.

Những doanh nhân luôn đề cao "bản sắc riêng" của Trung Quốc

Văn hóa khởi nghiệp không thể so sánh của Trung Quốc, đi đôi với sự phát triển của một thị trường có vốn đầu tư mạo hiểm đến từ trong nước đang là đòn bẩy cho bước nhảy vọt lớn của Trung Quốc. Các công ty liên doanh từ Trung Quốc đang đầu tư vào các công ty mới thành lập với bằng đồng nhân dân tệ và huy động vốn cho các quỹ mới từ các tập đoàn cũng như chính phủ Trung Quốc. Cộng đồng nhà đầu tư thiên thần giàu có của các doanh nghiệp công nghệ thế hệ đầu tiên, những người đã kiếm tiền từ những công ty mới thành lập, hiện đang đầu tư vào các công ty công nghệ tiềm năng và "nuôi dưỡng" sự phát triển của Thung lũng Silicon ở Trung Quốc. Hơn nữa, hầu hết các quỹ mạo hiểm dọc theo Đường Sand Hill, bao gồm GGV Capital, DCM Ventures và Sequoia Capital, đã hình thành các đội đặc biệt của Trung Quốc, hỗ trợ các công ty startup và các doanh nghiệp mới nổi.

Tốc độ phát triển nhanh chóng của văn hóa khởi nghiệp Trung Quốc ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Những người sáng lập ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến và Hàng Châu đều quyết tâm hướng đến thành công không ngừng nghỉ và kiên trì. Giám đốc quản lý GGV Capital, Hans Tung nói về thời gian làm việc của họ rằng, các nhóm khởi nghiệp ở Trung Quốc thường xuyên làm việc "9-9-6" (9 giờ sáng đến 9 giờ tối trong 6 ngày một tuần).

Chỉ vỏn vẹn có 10 năm, nền kinh tế công nghệ của Trung Quốc đã chuyển từ "Made in China" sang "Copied in China" và cuối cùng là "Invented in China". Hiện tại, xu hướng lớn nhất là "Copied in China" hoặc các công ty của Mỹ sao chép lại các cách thức cải tiến của Trung Quốc. Các doanh nhân Internet thế hệ đầu tiên của Trung Quốc đã tạo ra những bản sao thành công của Yahoo, Amazon, Facebook, Google và eBay. Giờ đây, các chuyên gia kỹ thuật của Trung Quốc đang phá vỡ ranh giới với các mô hình kinh doanh của riêng họ và những đổi mới mang tính đột phát. Ví dụ như cơn sốt "bike-sharing" hình thành ở Trung Quốc, với những công ty mới nổi là Ofo và Mobike, hiện tại lại có những bản "copy" như LimeBike ở Silicon Valley.

Đặt niềm tin vào những nhân tài của đất nước

Trung Quốc đang trên đà đổi mới công nghệ bằng một số chỉ tiêu quan trọng như: chi tiêu R&D, các ứng dụng bằng sáng chế mới và khoa học hàn lâm. Nguồn vốn dành cho R&D của Trung Quốc đã lên tới 409 tỉ USD trong năm 2015, ở Mỹ là gần 497 tỷ USD và tăng với tốc độ nhanh hơn 18% mỗi năm so với 4% của Mỹ. Theo một báo cáo thường niên của Hội đồng Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (U.S. National Science Board), nếu xu hướng hiện tại còn tiếp tục, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về các khoản chi cho R&D vào năm 2019.

Trung Quốc cũng đang sở hữu rất nhiều nhân tài các ngành kỹ thuật. Đối với lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, Trung Quốc có 22% cử nhân, trong khi Mỹ có 10%. Ngoài ra, Trung Quốc có 34.000 bằng tiến sĩ, mức chênh lệch không so với Mỹ, ở mức 40.000. Hội đồng cũng lưu ý rằng, trong các bài báo khoa học đã được công bố, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ, tổng số với 18,6%, so với 17,8% của Mỹ.

Theo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, năm 2017, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản từ vị trí thứ hai trên toàn cầu trong lĩnh vực ứng dụng bằng sáng chế, đạt 13,4% với 48.882 ứng viên, hoặc 20% của cả thế giới. Theo thống kê của WIPO, vị trí dẫn đầu của Mỹ chiếm 29% thị phần, ở mức 56.624, theo. Chỉ một thập kỷ trước, Trung Quốc đã đứng thứ 7 trên toàn thế giới, với 4.546 hồ sơ bằng sáng chế.

Những bước tiến của Trung Quốc được thúc đẩy bởi những lợi thế về quy mô. Trung Quốc có số lượng người dùng internet (772 triệu người) và người dùng điện thoại thông minh (663 triệu người) lớn nhất thế giới. Hơn nữa, Trung Quốc cũng có thị trường thương mại trực tuyến lớn nhất với hơn 1 nghìn USD trong năm 2017, theo thống kê của Bộ Thương mại Trung Quốc.

Một báo cáo của Boston Consulting Group lưu ý rằng, Trung Quốc còn những cơ hội tiềm năng vẫn chưa được khai thác bởi lượng truy cập Internet chỉ là 52% so với mức 88,5% ở Mỹ.

Nazar Yasin, người sáng lập nhà đầu tư Rise Capital cho biết: "Thung lũng Silicon hiện vẫn là tâm điểm của sự đổi mới trên thế giới, nhưng Trung Quốc hay Ấn Độ và các thị trường mới nổi khác đang dần bắt kịp giống như việc toàn cầu hoá internet." Anh nói thêm, điều đó chỉ phụ thuộc vào vấn đề thời gian.

Hương Giang

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên