Trung Quốc đang điên cuồng tích trữ 1 mặt hàng quan trọng: là thứ Nhật Bản, châu Âu cực 'khát', thị trường lại có thể 'gặp biến' bất cứ lúc nào
Ở các năm 2022, 2023, Trung Quốc đã tích trữ sau đó bán lại mặt hàng này và thu lời cực lớn.
- 18-09-2024Thêm 2 trùm khí đốt tham gia cuộc đua xuất khẩu LNG đến châu Á, Mỹ thêm đối thủ cạnh tranh tại khu vực 'màu mỡ' nhất thế giới
- 10-09-2024Chuyến tàu chở LNG đầu tiên từ Nam ra đã đến ga Đông Anh
- 06-09-2024Chuyến tàu chở LNG đầu tiên từ Nam ra Bắc bằng đường sắt
- 06-09-2024Chưa kịp mừng vì lách lệnh trừng phạt, LNG của Nga phải quay đầu về kho do khách hàng tiềm năng ‘bùng kèo’
- 17-08-2024Bị Mỹ và châu Âu làm khó, Nga thần tốc tìm ra cách lách lệnh trừng phạt LNG, sẵn sàng giao tới các 'khách hàng thân thiện'
Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới, sẽ giữ vững vị trí này trong năm nay và năm sau. Họ cũng đang trở thành thế lực ngày càng có ảnh hưởng trên thị trường LNG toàn cầu khi kho dự trữ khí đốt tự nhiên của họ sắp đạt đủ công suất trước mùa đông. Năm ngoái, nước này lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản để trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới.
Trung Quốc đã dành nhiều năm để tích trữ khí đốt. Họ tăng nhập khẩu khi giá thấp, đồng thời tăng sản lượng trong nước theo chỉ thị của chính phủ.
Trung Quốc đã tăng lượng nhập khẩu khí đốt, đồng thời tích trữ một lượng cực lớn vì muốn tránh tình trạng thiếu hụt nguồn cung vào mùa đông năm nay. Dự kiến, thị trường sẽ thắt chặt, đặc biệt nếu mùa đông ở châu Âu và Bắc Á lạnh giá. Thỏa thuận vận chuyển khí đốt giữa Nga và Ukraine kết thúc vào ngày 31/12/2024 có thể gây ra tình trạng tranh mua LNG ở châu Âu.
Với lượng khí đốt dự trữ lớn, Trung Quốc có thể một lần nữa chuyển sang bán các lô hàng LNG cho châu Âu , nếu các nhà nhập khẩu và chính quyền nước này cảm thấy họ không bị đe dọa bởi tình trạng thiếu hụt nguồn cung.
Việc tăng cường nhập khẩu và tiêu thụ khí đốt trong những năm gần đây đã biến Trung Quốc thành nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới và là “con buôn” LNG lớn thứ 2 thế giới. Hiện tại, với lượng hàng tồn kho gần như đầy đủ, Trung Quốc có thể trở thành một thế lực trong hoạt động thương mại LNG toàn cầu với vị thế của người bán.
Tuy nhiên, về lâu dài, Trung Quốc sẽ phải quyết định xem có nên duy trì lượng tồn kho khí đốt cao bằng cách tăng nhập khẩu hay đẩy mạnh sản xuất trong nước – Tim Daiss, nhà phân tích thị trường năng lượng khu vực châu Á – Thái Bình Dương bình luận trên SCMP. Nhu cầu khí đốt tự nhiên của Trung Quốc tăng khoảng 10% trong 8 tháng đầu năm nay và dự kiến tăng 16% đến năm 2025, chủ yếu từ các lĩnh vực công nghiệp.
Khí đốt tự nhiên giúp ngành điện Trung Quốc giảm lượng than cần sử dụng, từ đó giảm khí thải carbon dioxide. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn tiếp tục phê duyệt công suát điện đốt than, mặc dù họ cũng là nhà đầu tư và phát triển công suất năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới.
Hiện tại, khoảng 60% nhu cầu khí đốt của Trung Quốc được cung cấp nội địa.
Là quốc gia phát thải carbon lớn nhất toàn cầu, Trung Quốc cần đặt mục tiêu giảm ít nhất 30% lượng khí thải CO2 vào năm 2035. Mặc dù khí đốt tự nhiên vẫn là nhiên liệu hóa thạch nhưng việc sử dụng nó có thể giúp giảm một phần lượng khí thải trong lĩnh vực điện và cung cấp công suất tải cơ bản để cân bằng lưới điện với tỷ lệ điện gió, điện mặt trời nhiều hơn.
Nhịp sống thị trường