Trung Quốc đang phát triển lò phản ứng hạt nhân 'mạnh gấp 100 lần thiết bị của NASA' để du hành vũ trụ
Truyền thông Trung Quốc nói rằng bí mật xung quanh các dự án có nghĩa là không có luật nào được áp dụng có thể đối phó với một vụ phóng sai lầm hoặc một tai nạn tiềm ẩn nếu nó xảy ra.
Trung Quốc đang phát triển một lò phản ứng hạt nhân để hỗ trợ các sứ mệnh lên Mặt Trăng và Sao Hỏa. Lò phản ứng này có thể tạo ra một megawatt điện và được cho là mạnh hơn 100 lần so với một thiết bị tương tự mà Nasa đang nghiên cứu và có kế hoạch đưa lên bề mặt Mặt Trăng vào năm 2030, theo SCMP.
Theo hai nhà khoa học giấu tên, nhiên liệu hóa học và năng lượng mặt trời sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu khám phá không gian của con người và các khu định cư tiềm năng trên các hành tinh khác.
"Điện hạt nhân là giải pháp hy vọng nhất. Các quốc gia khác đã đưa ra một số kế hoạch đầy tham vọng. Trung Quốc không thể chịu được cái giá phải bỏ ra khi thua cuộc đua này", một người nói.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết nhiên liệu hóa học và các tấm pin mặt trời sẽ không còn đủ để đáp ứng nhu cầu khám phá không gian của con người, vốn được cho là sẽ mở rộng đáng kể.
Dự kiến, lò phản ứng không gian quy mô megawatt sẽ phải đối mặt với những thách thức về công nghệ làm mát. Chỉ một phần nhiệt lượng do nó tạo ra có thể được sử dụng để sản xuất điện, trong khi phần còn lại phải được tản ra ngoài không gian để tránh hiện tượng nóng chảy cả hệ thống.
Kích thước nhỏ của nó cũng có nghĩa là nó sẽ đạt đến nhiệt độ cao hơn nhiều so với nhiệt độ trên Trái đất.
Jiang Jieqiong, một giáo sư của Viện Công nghệ An toàn Hạt nhân của Học viện Khoa học Trung Quốc, đã gợi ý rằng lò phản ứng có thể sử dụng cấu trúc có thể gập lại - tương tự như một chiếc ô - để tăng diện tích bề mặt của các bộ tản nhiệt.
Tuy nhiên, có một số ý kiến khác. Trong đó, một số nhóm nghiên cứu đang phát triển các lò phản ứng nhỏ hơn có thể được tổng hợp thành một cỗ máy lớn hơn, sau đó có thể điều khiển các động cơ đẩy ion lớn để đưa các phi hành gia lên sao Hỏa.
Thử nghiệm lò phản ứng hạt nhân Kilopower cho Sao Hỏa của NASA.
Cuộc chạy đua của nhân loại trong việc định cư trên các vì sao đã kéo theo một số vấn đề, trong đó có vấn đề về các mảnh vỡ không gian. Có khoảng 228 triệu mảnh vụn không gian trên toàn cầu, nhưng nhiều quốc gia đã không thích giải quyết nó.
Trong tháng này, một vệ tinh của Nga đã bị nổ tung trong một cuộc thử nghiệm, dẫn đến hàng trăm nghìn mảnh vỡ mắc kẹt trên quỹ đạo và được coi là "đe dọa lợi ích của tất cả các quốc gia", theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ.
Trung Quốc cũng đã thực hiện một cách tiếp cận tương tự đối với tên lửa Long March 5B, tên lửa quay quanh Trái đất với tốc độ rất lớn khiến việc tính toán hạ cánh của nó không thể đoán trước được vào tháng 5 năm nay.
Tờ SCMP nói rằng bí mật xung quanh các chương trình lò phản ứng hạt nhân trong không gian có nghĩa là sẽ không có luật pháp nào liên quan tới việc giải quyết tàn cục nếu một vụ tai nạn, một vụ phóng nhầm lẫn hay sự cố hỗn loạn xảy ra trong không gian.
"Trung Quốc có một dây chuyền công nghiệp hoàn chỉnh để sản xuất tất cả các thành phần đặc biệt một cách độc lập với công nghệ sản xuất phức tạp", nhà khoa học vũ trụ Zhang Ze thuộc Viện Sức đẩy Không gian Thượng Hải cho biết trong một tuyên bố. "Cần khẩn trương thiết lập một hệ thống đánh giá và quản lý an toàn phù hợp với tình trạng công nghệ của nước ta, tăng cường tính minh bạch trong tiến độ nghiên cứu và phát triển để giảm bớt mối quan tâm của công chúng”.
Tham khảo independent
Pháp luật và bạn đọc