Trung Quốc ghi nhận hơn 40.000 ca mắc COVID-19 mới, cao chưa từng có
Hôm 28/11, Trung Quốc ngày thứ năm liên tiếp ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục.
- 28-11-2022World Cup ở Qatar nhưng Trung Quốc lại thu lợi: 1 thành phố cung cấp 70% thị phần sản phẩm World Cup, đơn hàng bùng nổ, công nhân làm việc hết công suất
- 27-11-2022Mỹ giáng đòn mới lên các ông lớn công nghệ Trung Quốc
- 27-11-2022Một tỉnh Trung Quốc nhưng có GRDP vượt cả nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới
Theo Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, nước này ghi nhận thêm 40.347 ca COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó 3.822 ca có triệu chứng và 36.525 ca không triệu chứng.
Đây là mức tăng chưa từng thấy ở Trung Quốc kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát và là ngày thứ năm liên tiếp nước này ghi nhận ca nhiễm bệnh cao kỷ lục.
Ca mắc COVID-19 lập kỷ lục ngày thứ năm liên tiếp ở Trung Quốc. (Ảnh: Reuters)
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cũng cho biết, nước này không ghi nhận thêm ca tử vong. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại nước này hiện là 5.233.
Tính đến hôm 27/11, Trung Quốc đại lục xác nhận tổng cộng 311.624 ca COVID-19 có triệu chứng.
Dữ liệu từ chính quyền địa phương cho thấy, thủ đô Bắc Kinh đã báo cáo 840 ca mắc có triệu chứng và 3.048 ca không có triệu chứng. Trong khi đó, trung tâm tài chính Thượng Hải và thành phố Quảng Châu đều ghi nhận số ca nhiễm mới tăng so với ngày trước đó.
Nhiều khu vực của Trung Quốc tiếp tục áp đặt các biện pháp hạn chế để kiểm soát dịch COVID-19. Quảng Châu và Trùng Khánh vẫn đang vật lộn để ngăn chặn dịch bùng phát, giữa lúc hàng trăm ca nhiễm được ghi nhận tại một số thành phố trên cả nước vào hôm 27/11.
Số ca COVID-19 bắt đầu tăng trên khắp Trung Quốc kể từ đầu tháng 10. Nguyên nhân được cho là do các biến thể phụ mới của chủng Omicron, có khả năng lây nhiễm cao nhưng ít gây chết người hơn.
Hồi giữa tháng 11, Trung Quốc ban hành một số quy định sửa đổi về công tác phòng dịch theo hướng nới lỏng COVID-19. Động thái này dấy lên đồn đoán rằng Trung Quốc sẽ sớm bắt đầu tiến tới mở cửa trở lại hoàn toàn.
Trung Quốc áp đặt chiến lược “Zero COVID” và áp dụng các biện pháp xét nghiệm quy mô lớn, truy vết, cách ly, phong tỏa để kiểm soát dịch lây lan. Thế nhưng, chiến lược này đến nay chưa ngăn được các đợt bùng phát dịch ở một số thành phố, đô thị của Trung Quốc, nhất là khi biến chủng Omicron dễ lây lan.
(Nguồn: Reuters)
VTCnews