Trung Quốc hạ lệnh mới cực hà khắc: Các quốc gia "lo sốt vó" trước nguy cơ đứng im từ 1/1
Một số nhà ngoại giao và nhà xuất khẩu cho biết, họ coi các quy định mới của Trung Quốc là rào cản lớn cho các sản phẩm ở nước ngoài.
- 17-12-2021Khủng hoảng kinh tế sâu sắc đẩy một quốc gia đứng trước bờ vực của nạn đói, người dân khổ sở kêu than: 'Chúng tôi hoàn toàn không có gì'
- 17-12-20212021 là năm 'ác mộng' với các đại gia bất động sản Trung Quốc: Người mất 90% tài sản, kẻ chứng kiến cổ phần gần như không còn giá trị
Các nhà sản xuất rượu whisky Ailen, sô cô la Bỉ và các thương hiệu cà phê châu Âu đang nhanh chóng tuân thủ các quy định mới về thực phẩm và đồ uống của Trung Quốc, với việc nhiều người lo ngại rằng hàng hóa của họ sẽ không thể vào được thị trường khổng lồ này khi thời hạn 1/1/2022 sắp đến.
Rủi ro cao khi hạn cuối 1/1 tới gần
Cơ quan Hải quan của Trung Quốc đã công bố các quy tắc an toàn thực phẩm mới vào tháng 4, quy định tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm ở nước ngoài cần phải đăng kí để hàng hóa của họ có thể tiếp cận được thị trường Trung Quốc. Thời hạn đăng kí là tới cuối năm nay.
Tuy nhiên, các thủ tục chi tiết giải thích cách lấy mã đăng kí cần thiết mới được ban hành hồi tháng 10, trong khi một trang web để các công ty có thể được phép tự đăng kí trực tuyến mới được ra mắt vào tháng trước, một tháng trước thời hạn.
"Chúng tôi đang chú ý tới sự gián đoạn lớn sau ngày 1/1/2022," nhà ngoại giao tại Bắc Kinh đang hỗ trợ các nhà sản xuất thực phẩm cho biết.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, nhập khẩu lương thực của Trung Quốc đã tăng mạnh trong những năm gần đây trong bối cảnh nhu cầu ngày càng tăng từ tầng lớp trung lưu khổng lồ của nước này. Trung Quốc nhập lượng thực phẩm trị giá 89 tỷ USD trong năm 2019, đưa Bắc Kinh trở thành nhà nhập khẩu thực phẩm lớn thứ 6 thế giới.
Hải quan Trung Quốc. Ảnh: CGTN
Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã đưa ra rất ít lời giải thích tại sao tất cả các loại thực phẩm, ngay cả những loại thực phẩm tương đối an toàn như rượu vang, bột mì và dầu ô liu lại cần phải đáp ứng những quy tắc quản lý mới.
Các chuyên gia cho rằng đây là một nỗ lực nhằm kiểm soát tốt hơn khối lượng lớn thực phẩm cập cảng Trung Quốc và đặt trách nhiệm về an toàn thực phẩm cho các nhà sản xuất hơn là cho Bắc Kinh.
GACC nói với Reuters rằng họ đang xem xét các ý kiến bình luận trước tháng 4.
Cơ quan đã "cân nhắc đầy đủ, chủ động chấp nhận những đề xuất hợp lý" và tuân thủ nghiêm ngặt các thỏa thuận của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về việc thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm, đồng thời cho biết thêm rằng họ cũng đã có lời giải đáp cho các công ty.
Quy định nghiêm ngặt
Một số nhà ngoại giao và nhà xuất khẩu cho biết, họ coi các quy định này là một rào cản lớn cho các sản phẩm ở nước ngoài.
Giám đốc điều hành của Hiệp hội Thương mại Nông nghiệp Miền Tây nước Mỹ Andy Anderson cho biết: "Chúng tôi chưa bao giờ gặp bất cứ điều gì hà khắc như thế này từ Trung Quốc." Ông mô tả các quy tắc như một hàng rào thuế quan.
Thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm ướp lạnh và đông lạnh đã phải đối mặt với sự chậm trễ nghiêm trọng khi thông quan tại Trung Quốc trong năm ngoái do các biện pháp kiểm tra và khử trùng Covid-19 khắc nghiệt của Bắc Kinh.
Ảnh minh họa thực phẩm đông lạnh ở Trung Quốc
Thực phẩm như hạt cà phê, dầu ăn, ngữ cốc và các loại hạt đã xay nằm trong 14 danh mục mới được coi là có rủi ro cao và cơ quan quản lý thực phẩm của các nước xuất khẩu bắt buộc phải đăng kí với cơ quan quản lý của nước xuất khẩu vào cuối tháng 10 .
Các cơ sở sản xuất thực phẩm có rủi ro thấp có thể tự đăng kí trên một trang web ra mắt vào tháng 11 nhưng trang web này được cho là không phải lúc nào cũng hoạt động.
Li Xiang, Giám đốc phát triển kinh doanh của Công ty TNHH Dịch vụ Kiểm tra và Quy định Hóa chất (CIRS) châu Âu cho biết: "Bản tiếng Trung của hệ thống hiện đã hoạt động nhưng bản tiếng Anh vẫn còn đang ở phiên bản thử nghiệm."
Doanh nghiệp và tiếp thị