Trung Quốc hắt hơi, tổng đầu tư vào ngành fintech toàn cầu sụt giảm với dấu hiệu bão hoà
Các startup hiện đã trưởng thành hơn và có dấu hiệu bão hoà, khoản đầu tư theo đó sẽ chảy vào các thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh, nơi tiềm năng vẫn còn lớn và khát khao thay đổi của các doanh nghiệp là mãnh liệt.
- 14-01-2020Visa chi tới 5,3 tỷ USD để thâu tóm một startup Fintech
- 11-11-2019Hỏi đáp từ A đến Z về cuộc cách mạng fintech đang diễn ra sôi nổi trên toàn cầu
- 09-08-2019Gần như không thu phí trong khi ngân hàng tính phí cắt cổ, công ty fintech này muốn tạo ra cuộc cách mạng trên thị trường màu mỡ trị giá 124 nghìn tỷ USD
Lượng tiền đầu tư vào các công ty fintech toàn cầu đã giảm 3,7% trong năm 2019, phần lớn do tác động từ sự đi xuống của thị trường Trung Quốc, giữa bối cảnh leo thang căng thẳng thương mại với Washington.
Theo Accenture, dù các công ty Trung Quốc có sự chậm lại trong đà phát triển, nhưng trên toàn thế giới vẫn có hơn 3.472 thoả thuận được ký kết, trị giá khoảng 52,3 tỷ USD trong năm ngoái, biến 2019 thành năm có giá trị đầu tư lớn thứ hai trong khoản thời gian kể từ sau năm 2013. Trước đó vào năm 2018, đã có 3.251 khoản đầu tư với tổng giá trị chạm ngưỡng 55,3 tỷ USD.
Một điển hình ấn tượng của năm 2018 là Ant Financial Service, đơn vị vận hành Alipay và là chi nhánh của Alibaba, đã huy động được 14 tỷ USD và trở thành thương vụ đầu tư fintech lớn nhất trong năm. Ngoại trừ thương vụ của Ant Financial, thị trường đầu tư Fintech toàn cầu cũng giá trị 29% cao hơn so với năm ngoái là 2019.
Julian Skan, trưởng phòng dịch vụ tài chính tại Accenture, cho biết:
"Dù cho nguồn cầu là rất lớn với thị trường fintech, song các startup hiện đã trưởng thành hơn và có dấu hiệu bão hoà, khoản đầu tư theo đó sẽ chảy vào các thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh, nơi tiềm năng vẫn còn lớn và khát khao thay đổi của các doanh nghiệp là mãnh liệt."
Dù cho tiềm năng tương lai của Trung Quốc là khá lớn, nhưng các nhà đầu tư fintech tiếp tục ưa thích thị trường Mỹ, đất nước vẫn giữ được vị trí dẫn đầu về con số gọi vốn cho lĩnh vực fintech trong năm qua. Tổng giá trị đầu tư tại thị trường Mỹ tăng vọt 52% lên 23,1 tỷ USD trong năm 2019. Đầu tư fintech tại Anh Quốc đã tăng 63% lên ngưỡng 6,3 tỷ USD, trong khi Ấn Độ, Brazil và Đức cũng có những bước tăng trưởng đáng kể.
Một phân tích khác cho rằng đầu tư vào Châu Á có thể tăng mạnh trong năm 2020 và một số công ty fintech được cho là sẽ phát hành cổ phiếu ngay trong năm này. Theo công ty Ecosystm, đơn vị nghiên cứu và tư vấn công nghệ, xu hướng trên nhiều khả năng diễn ra là vì nhiều người dân ở tầng lớp trung lưu có thể sẽ dịch chuyển về ở tại những khu vực nội thành.
Paul Gestro và Amit Gupta đã nhấn mạnh trong bài báo cáo của mình:
"Dù Châu Á vẫn còn cách khá xa các trung tâm tài chính lớn đã có kinh nghiệm phát triển lâu năm, nhưng sự tăng trưởng đầu tư ở châu lục này sẽ cho phép công nghệ thúc đẩy nhiều đơn vị mới tham gia nhằm phá bĩnh những ông lớn hiện tại."
Ở Trung Quốc, số lượng các khoản đầu tư vào fintech đã giảm 38% từ 348 giao dịch (trong năm 2018) xuống chỉ còn 216 giao dịch trong năm ngoái.
Tổng số tiền huy động được ở thị trường Trung Quốc là 1,9 tỷ USD trong năm 2019, giảm mạnh nếu đem so với con số 25,5 tỷ USD một năm trước đó. Nếu không tính Ant Financial, tổng lượng tiền huy động được đã giảm 83% so với một năm trước.
Albert Chan, lãnh đạo phòng dịch vụ tài chính của Accenture, khẳng định:
"Các quỹ đầu tư mạo hiểm thương hoạt động theo chu kỳ và không mấy bất ngờ khi khối lượng đầu tư có xu hướng giảm, nhất là sau một khoảng thời gian rót vốn điên cuồng."
Thương vụ fintech lớn nhất tại Trung Quốc năm qua phải kể đến Shuidi Huzhu với 145 triệu USD vào tháng 06. Đáng chú ý với thị trường tỷ dân này, chỉ 4 thương vụ, bao gồm giao dịch của Ant Financial, cũng đã chiếm đến 20 tỷ USD đầu tư vào thị trường Trung Quốc vào năm 2018.
Thị trường Singapore chứng kiến mức tăng gấp đôi lên 861 triệu USD vào năm 2019, với 39% khoản đầu tư dành cho các startup thanh toán. Singapore từng có tổng giá trị đầu tư là 365 triệu USD vào năm 2018.
Hong Kong cũng là thị trường có mức tăng gấp đôi trong năm 2019 với con số 374 triệu USD khi mà thành phố đã cấp phép hoạt động cho nhiều ngân hàng số. Con số này là vô cùng ấn tượng nếu so sánh với 188 triệu USD khoản tiền được rót vốn vào năm 2018.
Thương vụ lớn nhất là 156 triệu USD của WeLab vào tháng 12, sau khi ngân hàng số này chính thức nhận được giấy phép từ chính quyền Hong Kong.
Tham khảo Tech In Asia