Trung Quốc hối thúc châu Âu thành lập liên minh chống lại Mỹ trên mặt trận thương mại
Một trong những đề nghị là tạo cơ hội cho Trung Quốc và Liên minh châu Âu cùng khởi động những hoạt động chung chống lại Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới.
- 09-07-2018Không phải thâm hụt thương mại, thứ công nghệ trị giá 12.000 tỷ USD mới là ngòi nổ của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung
- 09-07-2018Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể tồi tệ như thế này đây
- 07-07-2018Chuyên gia nhận định chiến tranh thương mại đang là "mối đe dọa số một" đối với thị trường chứng khoán
Trung Quốc đang gây sức ép lên Liên minh châu Âu để đưa ra tuyên bố chung chống lại chính sách thương mại của Tổng thống Donald Trump tại hội nghị thượng đỉnh vào cuối tháng này nhưng việc này đang đối mặt với nhiều phản ứng trái chiều, các quan chức châu Âu cho biết.
Trong các cuộc họp ở Brussels, Berlin và Bắc Kinh, các quan chức cấp cao Trung Quốc, bao gồm Phó Thủ tướng Liu He và Bộ trưởng Ngoại giao Wang Yi, đã đề xuất một liên minh giữa hai cường quốc kinh tế và đề nghị những chính sách cởi mở hơn cho thị trường Trung Quốc như một cử chỉ thiện chí.
Một trong những đề nghị này là tạo cơ hội cho Trung Quốc và Liên minh châu Âu cùng khởi động những hoạt động chung chống lại Mỹ tại Tổ chức Thương mại Thế giới.
Nhưng Liên minh châu Âu, khối thương mại chung lớn nhất thế giới, đã từ chối ý tưởng liên minh với Bắc Kinh chống lại Washington, năm quan chức EU và các nhà ngoại giao nói với Reuters, trước hội nghị thượng đỉnh Trung-Âu sẽ diễn ra tại Bắc Kinh vào ngày 16-17/7.
Thay vào đó, hội nghị thượng đỉnh được kỳ vọng sẽ tạo ra một cơ chế hợp tác ở mức vừa phải, khẳng định cam kết của cả hai bên đối với hệ thống thương mại đa phương và hứa hẹn thành lập một nhóm chung cho công tác hiện đại hóa WTO, các quan chức EU cho biết.
Phó Thủ tướng Liu He đã nói riêng rằng Trung Quốc sẵn sàng ra mắt lần đầu tiên những lĩnh vực có thể mở cửa đầu tư cho khối liên minh Châu Âu tại hội nghị thượng đỉnh hàng năm, dự kiến sẽ có sự tham dự của Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và các quan chức hàng đầu EU.
Phương tiện truyền thông của nhà nước Trung Quốc đã đưa ra thông điệp rằng Liên minh châu Âu đang đứng về phía Trung Quốc. Các quan chức cho biết, việc này đã đặt khối liên minh Châu Âu vào một tình huống khó xử. Hai hội nghị trước đây, vào năm 2016 và 2017, đã kết thúc mà không có bất cứ tuyên bố nào do những bất đồng về Biển Đông và thương mại.
Thời điểm của Trung Quốc?
Mặc dù ông Trump đánh thuế nhôm thép nhập khẩu từ châu Âu và cũng đe dọa ngành ô tô của EU, Brussels vẫn chia sẻ mối lo ngại của Washington về những rào cản trên thị trường Trung Quốc và những gì mà các chính phủ phương Tây cho là hành động thao túng thương mại của Bắc Kinh nhằm thống trị thị trường toàn cầu.
"Chúng tôi đồng ý với hầu như tất cả các khiếu nại mà Mỹ đã đưa ra để chống lại Trung Quốc, chỉ là chúng tôi không đồng ý với cách mà Mỹ xử lý nó", một nhà ngoại giao khác cho biết.
Giới phân tích nhận định Trung Quốc đang muốn làm nổi bật mối quan hệ kinh tế và an ninh sâu sắc của Washington với các quốc gia châu Âu.
Theo một báo cáo của Tập đoàn Rhodium có trụ sở tại New York, một công ty tư vấn nghiên cứu, trong tháng 4 cho thấy, những hạn chế của Trung Quốc đối với đầu tư nước ngoài cao hơn trong mọi lĩnh vực đặc biệt là bất động sản, so với Liên minh châu Âu, trong khi nhiều doanh nghiệp lớn của Trung Quốc trong khối sẽ không thể có được cơ hội hợp tác với các công ty của EU ở Trung Quốc.
Trung Quốc đã đưa ra lời hứa mở cửa thị trường. Nhưng các quan chức EU mong đợi bất kỳ động thái nào hơn là lời nói suông. Họ cho rằng quyết định hạ thuế nhập khẩu ô tô mà Trung Quốc đưa ra hồi tháng 5 sẽ không mang lại nhiều khác biệt vì ô tô nhập khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ trên thị trường. Thêm vào đó kế hoạch của Trung Quốc là chuyển đổi nhanh chóng sang các loại xe chạy điện, có nghĩa là những lợi ích mới mà Trung Quốc cung cấp cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống đến từ Châu Âu đều sẽ bị xóa bỏ.