Trung Quốc khiến các hãng xe hơi Nhật Bản 'run sợ': Từ khâu lên ý tưởng đến lúc sản xuất 1 chiếc xe điện chỉ mất 18 tháng, sếp Honda đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp
Các đối thủ xe điện Trung Quốc hiện rất mạnh, khiến các hãng xe tiếng tăm của Nhật Bản cũng phải lo lắng.
- 09-07-2024Honda tuyên bố dừng sản xuất xe tại một nửa số nhà máy ở Thái Lan: Sự cạnh tranh từ xe Trung Quốc khốc liệt đến thế nào?
- 03-06-2024Nikkei: Toyota, Honda cùng 3 hãng sản xuất ô tô Nhật Bản khác thừa nhận gian lận thử nghiệm an toàn, nhiều mẫu xe quen thuộc với người Việt bị yêu cầu ngừng giao cho khách
- 13-05-2024Một quốc gia được mệnh danh là ‘Detroit châu Á’: Elon Musk muốn làm xe điện giá rẻ sẽ phải dựa dẫm, từ Toyota, Honda đến GM, Mercedes-Benz đều tới đặt trụ sở
Người đứng đầu liên doanh Sony-Honda cảnh báo các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "rất lo sợ" trước sự phát triển nhanh chóng của xe điện Trung Quốc. Vị lãnh đạo này cũng nhấn mạnh rằng họ có nguy cơ trở thành "kẻ đi theo" nếu không thể đổi mới nhanh hơn.
Yasuhide Mizuno cho biết các công ty Nhật Bản cần thay đổi văn hóa doanh nghiệp bảo thủ và kêu gọi đột phá trong sản xuất để theo kịp các đối thủ Trung Quốc – nơi chỉ trong vòng vài năm đã trở thành một trong những nhà xuất khẩu xe hàng đầu thế giới.
Mizuno, giám đốc điều hành của Sony Honda Mobility, tại trụ sở chính của công ty ở Tokyo cho biết: "Các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc rất mạnh và tôi rất lo sợ về tốc độ triển khai và thực thi của họ".
"Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản thường hơi lo lắng hoặc quá nhạy cảm trước khi tung ra thị trường một chiếc ô tô. Chúng tôi cần thay đổi cách hành xử này, nếu không Trung Quốc sẽ đi đầu và chúng tôi sẽ luôn là người đi sau", Mizuno nói thêm.
Bất chấp mục tiêu đầy tham vọng là loại bỏ ô tô chạy xăng vào năm 2040, Honda vẫn tụt hậu so với các đối thủ trong cuộc đua điện khí hóa toàn cầu. Họ đã đồng ý hợp tác với Nissan vào tháng 3 để phát triển xe điện nhằm tồn tại trong cuộc cạnh tranh với các mẫu xe công nghệ cao, giá rẻ từ Trung Quốc.
Liên doanh 50-50 giữa Honda và Sony được thành lập vào năm 2022 nhằm kết hợp sức mạnh sản xuất ô tô của Honda với chuyên môn về phần mềm và giải trí của Sony. Công ty có kế hoạch bắt đầu giao xe điện của mình đến Bắc Mỹ vào năm 2026.
Mizuno cho biết các đối thủ Trung Quốc đang tiến nhanh hơn ông dự đoán. Ông ước tính, nhờ các khoản trợ cấp lớn của chính phủ và việc tuyển dụng các kỹ sư hàng đầu của Nhật Bản, châu Âu và Mỹ, thời gian phát triển xe điện của Trung Quốc – từ ý tưởng đến sản xuất – đã giảm xuống chỉ còn 18 tháng. Ông cho biết thêm rằng con số đó chưa bằng một nửa thời gian cần thiết để phát triển một chiếc ô tô ở Nhật Bản.
Mizuno cho biết: "Vì xe điện do Trung Quốc sản xuất sẽ không vào Mỹ nên sự lựa chọn của người tiêu dùng sẽ bị hạn chế. Nhưng thay vì cảm thấy hài lòng khi xe Trung Quốc sẽ không xuất hiện, tôi cảm thấy chúng ta nên tung ra một loại xe có thể cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ Trung Quốc".
Afeela, mẫu xe cao cấp của Sony-Honda nhằm giới thiệu cách tích hợp phần mềm vào quy trình sản xuất, sẽ nhắm đến mục tiêu mà Mizuno mô tả là "những người đam mê xe giàu có" và sẽ không được sản xuất hàng loạt.
Mizuno nói thêm rằng các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản không nên tự mãn sau khi Mỹ tăng gấp 4 lần mức thuế đối với xe điện Trung Quốc lên 100%, khiến các tập đoàn như BYD và Nio bị loại khỏi thị trường. Bất chấp sự chậm lại gần đây trong tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của xe điện, Mizuno cho biết ông vẫn kỳ vọng doanh số bán xe điện sẽ thống trị thị trường ô tô Mỹ, Trung Quốc và châu Âu vào năm 2035.
Sony dự kiến sẽ được hưởng lợi từ liên doanh bằng cách tiến gần hơn đến quy trình sản xuất ô tô và thúc đẩy doanh số bán cảm biến hình ảnh cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích đã đặt câu hỏi Honda sẽ thu được gì từ mối quan hệ hợp tác này.
Mizuno lập luận rằng liên doanh này sẽ có giá trị ngang nhau đối với Honda vì hãng sẽ thu thập được kiến thức chuyên môn về phát triển phần mềm từ các kỹ sư Sony.
Ông nói: "Phần mềm có thể là vũ khí mới trong quá trình phát triển ô tô".
Theo: Financial Times
An Ninh Tiền Tệ