Trung Quốc khiến thế giới bật ngửa khi ‘lắp não’ cho máy bay, tự nói chuyện và phân công việc nhóm như con người
Khả năng đối thoại cho phép cả người vận hành và máy bay không người lái giao tiếp bằng ngôn ngữ con người, phá vỡ rào cản giữa người và máy móc.
- 06-11-2023Chứng khoán Hàn Quốc tăng ‘bốc’ sau quyết định cấm bán khống
- 05-11-2023Phát hiện hành vi gian lận quy mô lớn trên thị trường chứng khoán, nền kinh tế hàng đầu châu Á này quyết định cấm bán khống
- 05-11-2023Nếu chỉ còn 1 chiếc điện thoại và 500 USD, tỷ phú tự thân sẽ lựa chọn công việc này để khiến “tiền đẻ ra bộn tiền”
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển máy bay không người lái có thể tham gia vào các cuộc “trò chuyện nhóm” để thảo luận và tự phân công nhiệm vụ như con người.
Các nhà nghiên cứu cho biết công nghệ này có thể được sử dụng để cải thiện hoạt động tuần tra an ninh, cứu hộ thảm hoạ và vận chuyển trên không.
Trong khi nhiều chiến lược còn đang phát triển đội thiết bị bay không người lái thành những đàn ong và kiến, thì nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra những “đàn ong” có khả năng trò chuyện và cộng tác với nhau như con người.
Các cuộc trò chuyện nhóm của thiết bị bay không người lái giúp cho suy nghĩ của máy móc trở nên độc lập với con người. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn về hành vi của chúng. Công nghệ này là ý tưởng của ông Li Xuelong và nhóm cộng sự tại Trường Trí tuệ nhân tạo, Quang học và Điện tử tại Đại học Bách khoa Tây Bắc ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Theo một bài đăng từ tài khoản chính thức của trường trên WeChat, nghiên cứu này đưa các mô hình ngôn ngữ như ChatGPT vào “cuộc sống”, tích hợp chúng vào các ứng dụng thực tế.
Bài đăng bao gồm một video trình diễn của các nhà nghiên cứu, cho thấy một nhóm gồm 5 máy bay không người lái tìm thành công một bộ chìa khóa rơi trong công viên ngoài trời.
Các máy bay không người lái đã thể hiện được những kỹ năng quan trọng, bao gồm tương tác đối thoại giống con người, nhận thức chủ động về môi trường xung quanh và kiểm soát tự động. Khả năng kiểm soát tự động điều chỉnh trạng thái bay của cả đội máy bay trong thời gian thực, dựa trên những phân tích về môi trường.
Công nghệ này trang bị cho mỗi máy bay không người lái một “bộ não con người”. Nhờ đó, chúng có thể trò chuyện với nhau theo ngôn ngữ tự nhiên. Theo báo cáo, khả năng này được phát triển dựa trên mô hình ngôn ngữ của Trung Quốc có tên InternLM.
Khả năng đối thoại cho phép cả người vận hành và máy bay không người lái giao tiếp bằng ngôn ngữ con người, phá vỡ rào cản giữa con người và máy móc.
Trong thí nghiệm tìm chìa khoá, sau khi người dùng giao nhiệm vụ, 3 máy bay tự nhận nhiệm vụ tìm chìa khóa. Chúng tạo ra một bản đồ địa hình đơn giản và chỉ định mỗi chiếc làm việc ở khu vực riêng. Trong khi đó, 2 chiếc khác được trang bị dụng cụ kẹp để lấy chìa. Việc phân công là do các thiết bị tự quyết định độc lập.
Sau khi tìm thấy chìa khoá, máy báy không người lái cũng chia sẻ hình ảnh về cho người dùng thông qua trò chuyện nhóm. Khả năng đối thoại ở những thời điểm quan trọng sẽ cải thiện đáng kể sự ổn định và an toàn khi thực hiện các nhiệm vụ phức tạp.
Những cỗ máy này được trang bị nhiều cảm biến và thuật toán để tìm kiếm tầm thấp, tránh chướng ngại vật và định vị trực quan. Máy bay có thể nhận biết môi trường từ các góc khác nhau, cho phép chúng thu thập dữ liệu và thực hiện nhiệm vụ hiệu quả.
Trước đây, nhóm của ông Li đã khám phá các máy bay không người lái điều khiển bằng quang học, sử dụng tia laser năng lượng cao để cung cấp năng lượng từ xa, mang lại cho chúng khả năng chịu đựng vô hạn.
Vào tháng 10, ông Li đã dẫn đầu dự án phát triển hệ thống dẫn đường cho máy bay không người lái dưới nước có tên Navigator.
Tham khảo SCMP
Nhịp Sống Thị Trường