Trung Quốc khiến thế giới choáng váng: Xây siêu đập thủy điện cao bằng tòa nhà 100 tầng, chứa được 20 tỷ m3 nước, tạo ra đủ điện cho 75 triệu người
Đập thủy điện này là mắt xích cuối cùng trong "hành lang năng lượng sạch" của Trung Quốc.
- 16-02-2024Cô dâu đeo trăm chiếc vòng rồng phượng, dân mạng Trung Quốc choáng ngợp
- 16-02-2024"Quái ngư" sông Nile: Dài 2m, nặng tới 200kg, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì nhu cầu từ Trung Quốc
- 15-02-2024Đột phá trong chế tạo vật liệu siêu mỏng, các nhà khoa học Trung Quốc làm ánh sáng "đi chậm" hơn 10.000 lần
Vào ngày 20/12/2022, sau nhiều năm xây dựng, Đập thủy điện Baihetan đã được kết nối hoàn toàn với lưới điện Trung Quốc. Với công suất lắp đặt 16.000 megawatt (MW), đập thủy điện này là mắt xích cuối cùng trong "hành lang năng lượng sạch" của Trung Quốc, một chuỗi sáu đập thủy điện khổng lồ được xây dựng dọc theo sông Dương Tử và các nhánh của sông này.
Đây đều là những dự án đóng góp đáng kể vào việc phát triển năng lượng sạch ở Trung Quốc. Đập thủy điện Baihetan sẽ tạo ra trung bình 62,443 tỷ kilowatt giờ điện sạch mỗi năm.
Được xây dựng ở hạ lưu sông Kim Sa, Đập thủy điện Baihetan là công trình thủy điện lớn thứ hai trên thế giới, sau Đập Tam Hiệp có công suất 22.500 MW. Tuy nhiên, đập này vẫn phá kỷ lục theo những thước đo khác. Trong khi Đập Tam Hiệp sản xuất điện bằng 32 máy phát điện thủy lực chính công suất 700 MW thì Baihetan chỉ được trang bị 16 tổ máy khổng lồ 1.000 MW, những máy phát điện thủy lực lớn nhất từng được chế tạo.
Trong sản xuất thủy điện quy mô lớn, kích thước tuabin rất quan trọng. Sử dụng ít tuabin hơn, lớn hơn giúp giảm chi phí lắp đặt, bảo trì và vận hành, đồng thời tăng hiệu suất chuyển đổi năng lượng của nhà máy. Và với hiệu suất cao nhất là 96,97%, tua-bin của Baihetan là loại tua-bin hiệu quả nhất thế giới. Các tổ máy tuabin khổng lồ cao 50 m, nặng 8.000 tấn.
Cấu trúc đập bê tông có hình cung kép cao 289 mét, rộng 7 mét, giữ nước cung cấp cho các turbine Baihetan. Cấu trúc khổng lồ này, có chiều cao bằng một tòa nhà 100 tầng, chứa hơn 20 tỷ mét khối nước và chịu được một lực đẩy thủy lực lên đến 16,5 triệu tấn.
Đập đã được thiết kế để hoạt động an toàn trong điều kiện cực đoan, bao gồm cả kịch bản lũ lụt tồi tệ xảy ra. Cấu trúc xả lũ của đập bao gồm sáu cửa xả tràn và bảy cửa xả dưới thân đập, cùng với ba đường hầm xả tràn trên bên trái bờ.
Dòng chảy qua trạm thủy điện chính diễn ra thông qua một tháp bờ được trang bị ba cổng riêng biệt: Một cổng vào phân tầng, một cổng bảo dưỡng và một cổng khẩn cấp nhanh có thể hạ xuống để cắt ngừng dòng nước trong vòng bốn phút dưới điều kiện nước động.
Cửa khẩn cấp đó được vận hành bằng cần cẩu thủy lực lớn nhất thế giới, với sức mạnh đủ để nâng khoảng 800 ô tô chở khách.
Theo Wang Zhilin, người đứng đầu xây dựng dự án Baihetan tại Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc, đến cuối tháng 5/2022, nhà máy thủy điện Baihetan đã sản xuất hơn 26.900 gigawatt giờ điện.
Khi vận hành hết công suất, nhà máy thủy điện này tạo ra trung bình hơn 62.400 gigawatt giờ điện mỗi năm, đủ cung cấp điện tiêu thụ hàng năm cho khoảng 75 triệu người.
Con số này tương đương với một nửa lượng điện tiêu thụ hàng năm của Thụy Điển và là toàn bộ lượng điện sử dụng trong năm của nước Áo. Dự kiến đập Baihetan sẽ giảm tiêu thụ than đá hàng năm khoảng 19,68 triệu tấn, khí thải carbon dioxide hàng năm khoảng 51,6 triệu tấn và khí thải bụi than hàng năm khoảng 220.000 tấn.
Theo: Evolution.SKF
Đời sống & Pháp luật