Trung Quốc lo sợ tái diễn thảm họa lũ lụt "Thiên nga đen"
Thứ trưởng Bộ Thủy lợi Trung Quốc, ông Ye Jianchun, nói trong một cuộc họp báo gần đây rằng lũ lụt quá mức có thể vượt quá khả năng phòng thủ của kỹ thuật, dễ tái diễn thảm họa "Thiên nga đen" năm 1975.
- 21-07-2020Chuyên gia cảnh báo giai đoạn nguy hiểm nhất của đợt lũ lụt tại Trung Quốc
- 20-07-2020Trung Quốc phải cho nổ tung đập để xả lũ
- 19-07-2020Trung Quốc cho nổ tung 2 đoạn đập ngay giữa đêm, giải phóng áp lực nước, phá thế nguy hiểm
Thảm họa đập tồi tệ nhất của Trung Quốc mang tên "Thiên nga đen", đó là đập Bản Kiều trên sông Hoàng Hà. Đập này hoàn thành năm 1952 với sự trợ giúp của Liên Xô, sụp đổ năm 1975 giết chết hàng chục ngàn người, ước tính chính thức được công bố 2 thập kỷ sau đó.
Vào tháng trước con đập tại một hồ chứa nhỏ ở tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc đã bị sập sau những trận mưa lớn. Đó có thể là điềm báo nghiêm ngặt đối với 94.000 con đập của nước này khi thời tiết trở nên cực đoan.
Một phần thị trấn Dương Châu ngập lụt do nước từ dòng sông Li tràn qua. Ảnh: Chen Yan
Hoàn thành vào năm 1965, con đập này làm bằng đất nén, được thiết kế để chứa 195.000 m3 nước, đủ để lấp đầy 78 bể bơi kích thước Olympic và đáp ứng nhu cầu tưới tiêu của nông dân làng Shazixi.
Các nhóm môi trường của chính phủ cũng cho biết biến đổi khí hậu đang mang lại mưa lớn hơn và thường xuyên hơn. Lũ lụt ồ ạt có thể kích hoạt các thảm họa "thiên nga đen" không lường trước với những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
Hàng ngàn con đập được xây dựng vào những năm 1950 và 1960 trong một chiến dịch do Chủ tịch Mao Trạch Đông lãnh đạo để chống lại hạn hán ở Trung Quốc, chủ yếu về mặt nông nghiệp.
Năm 2006, Bộ Thủy Lợi cho biết từ năm 1954 đến năm 2005, có 3.486 đập tại các hồ chứa đã bị sập do chất lượng dưới tiêu chuẩn và quản lý kém.
Tại tỉnh Quảng Tây, phía Tây Nam Trung Quốc, so với 29 năm trước, lượng mưa và nhiệt độ trung bình trong những năm 1990-2018 cao hơn đáng kể , dữ liệu chính thức cho thấy.
"Những sự kiện thời tiết cực đoan dễ khiến các con đập gặp nguy hiểm" - ông David Shankman, nhà địa lý học tại Đại học Alabama - Mỹ, người nghiên cứu về lũ lụt Trung Quốc, nói.
"Nếu xây dựng đúng cách, một con đập phải có khả năng chịu được các hiện tượng thời tiết cực đoan ngay cả khi chúng trở nên thường xuyên. Đồng thời, khi trận lụt kết thúc, nó phải có chất lượng chính xác như trước thảm họa" - ông Shankman nói.
Một ngôi nhà bị lũ nhấn chìm tại tỉnh Giang Tây - Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Một dấu hiệu rắc rối sắp tới, nước phía sau một con đập trên một nhánh của sông Dương Tử đã tăng mạnh đến nỗi ngày 19-7 các nhà chức trách đã buộc phải phá vỡ một phần con đê để hạ thấp mức nước.
Nhận thức được những rủi ro, chính quyền đã củng cố, nâng cao những con đập cũ và đẩy mạnh kiểm tra. Các đập mới được lên kế hoạch để tăng khả năng lưu trữ.
"Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang mang đến một sự bình thường mới của các thái cực và các chính sách rủi ro về lũ lụt đã quyết định một hoặc hai thập kỷ trước là không còn đủ nữa" - ông Benjamin Horton, giám đốc Đài quan sát Trái đất Singapore, cho biết.
"Những gì thực sự cần là làm đúng quy luật với các hệ sinh thái, chứ không phải chống lại chúng bằng cách xây đập, mở rộng vùng đất ngập nước lũ - đồng bằng lũ và cho phép nước hòa trộn tự nhiên với môi trường" - ông Horton nói.
Người Lao động