Trung Quốc lôi kéo các quốc gia châu Á vào "Vành đai và con đường" trong lĩnh vực điện ảnh
"Khi các bộ phim Hollywood vẫn chiếm lĩnh thị trường, ưu tiên của Trung Quốc là thúc đẩy các bộ phim Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác trên toàn cầu. Sự ra đời của 'Vành đai và con đường' chắc chắn đã tạo ra hướng đi mới cho ngành công nghiệp điện ảnh châu Á", Huayi Brothers nói.
- 06-08-2019Tại sao đường từ chiến tranh thương mại đến chiến tranh tiền tệ có thể còn xa?
- 06-08-2019Trung Quốc bị Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ, Việt Nam nên làm gì?
- 06-08-2019Kinh tế tăng trưởng - người Việt ôm tiền đầu tư cả bất động sản trong và ngoài nước
Khi các nhà làm phim Trung Quốc muốn tìm ra chủ đề yêu thích tiếp theo của chính phủ, hãng phim hàng đầu Huayi Brothers đã dẫn ra một con đường liên quan vô cùng mật thiết đến chiến lược kinh tế của Trung Quốc. Trong một bài đăng trên blog gần đây được công bố trên tài khoản WeChat của mình, gã khổng lồ điện ảnh Trung Quốc đã ám chỉ nhiều bộ phim liên quan đến sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình.
"Văn hóa, lối sống đa dạng và đầy màu sắc của các quốc gia dọc theo Vành đai và Con đường có thể được thể hiện một cách hiệu quả thông qua phim ảnh, đồng thời thúc đẩy hợp tác điện ảnh quốc tế và sản xuất nội dung phù hợp với sáng kiến", bộ phận nghiên cứu thị trường của Huayi chia sẻ.
Hướng đi này xuất hiện sau khi hai bộ phim bom tấn của Huayi bị loại khỏi đợt chiếu mùa hè vì "lý do kỹ thuật". Hãng phim đang trông chờ vào "The Eight Hundred", một bộ phim trị giá 80 triệu USD nói về Thế chiến II, nhưng bộ phim đã bị chặn vào phút cuối, vì đã miêu tả sai lệch Đảng Cộng sản Trung Quốc. Do đó, Huayi đã báo cáo khoản lỗ khoảng 46 triệu USD trong 6 tháng đầu năm, và ra mắt một phim về Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng trước. Các nhà làm phim Trung Quốc đã tham gia vào việc tự kiểm duyệt để có thể đưa các tác phẩm của họ ra rạp.
Động thái của hãng phim hàng đầu đã làm sáng tỏ hướng đi của ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc. Sáng kiến Vành đai và con đường - ra đời năm 2013, nhằm tăng cường sức mạnh kinh tế và chính trị của Trung Quốc trên sân khấu toàn cầu. Đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, nó đóng vai trò đẩy lùi chiến lược "xoay trục sang châu Á (America’s Pivot to Asia)" của Mỹ, theo Hội đồng Quan hệ đối ngoại.
Nhưng tham vọng của Bắc Kinh vượt ra ngoài việc xây dựng đường sắt, cảng và đường xá và đầu tư. Trung Quốc đang tìm cách đánh bóng hình ảnh của mình bằng cách tranh thủ ngành công nghiệp điện ảnh để phản ánh sự hợp tác và thành công của Vành đai và Con đường. Huayi cho biết, sự hợp tác của bộ phim Trung Quốc với các quốc gia mà họ muốn lôi kéo vào sáng kiến Vành đai và con đường như Việt Nam, Ấn Độ, Nga và Thái Lan đã tăng lên rất nhiều kể từ năm 2002.
Nhiều bộ phim gần đây có sự hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc gia như phim hài hành động Trung Quốc-Ấn Độ "Kung Fu Yoga", với sự tham gia của Thành Long, phim kinh dị Trung Quốc-Thái Lan " Massagist "và bộ phim hài lãng mạn hợp tác Trung-Việt "Lost in Vietnam".
Trong 5 năm tới, Trung Quốc cũng sẽ tặng cho Uzbekistan 3 tác phẩm điện ảnh và truyền hình được sản xuất bởi các hãng phim Trung Quốc. Trong bài đăng trên blog của mình, Huayi đã hoan nghênh bộ phim Trung Quốc "Dragon Blade (2015)", với sự tham gia của Thành Long. Bộ phim kể về câu chuyện về một vị tướng Trung Quốc lưu vong giúp đỡ nơi trú ẩn cho một người La Mã và quân đoàn của ông dọc theo Con đường tơ lụa cổ đại, người sau đó đã giúp người La Mã chiến đấu chống lại những kẻ ác từ Rome.
"Mặc dù bộ phim này có thể không nói về "Vành đai và con đường", nhưng nó đã phù hợp và phát huy giá trị cốt lõi" của sáng kiến, biến nó thành một câu chuyện hay của Trung Quốc," Huayi nói. "Thông qua bộ phim này, có thể thấy nếu như các quốc gia dọc theo vành đai tăng cường sự tin tưởng, giao tiếp và hợp tác với nhau, điều kỳ diệu kinh tế có thể xảy ra".
Khi thương chiến Hoa Kỳ-Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn, dường như Bắc Kinh không còn muốn ngành công nghiệp điện ảnh của mình hợp tác với Hollywood.
"Khi các bộ phim Hollywood vẫn chiếm lĩnh thị trường, ưu tiên của Trung Quốc là thúc đẩy các bộ phim Trung Quốc và các quốc gia châu Á khác trên toàn cầu. Sự ra đời của Vành đai và con đường chắc chắn đã tạo ra hướng đi mới cho ngành công nghiệp điện ảnh châu Á", Huayi nói.
"Trên thực tế, các quốc gia như Bắc Triều Tiên, Iran và Việt Nam đều có những nét văn hóa và câu chuyện độc đáo. Rất cần một bộ phim - như một phương tiện - để khám phá, sản xuất và phân phối", hãng phim nói.
Nhiều bộ phim và chương trình truyền hình kỷ niệm sáng kiến Vành đai và con đường dự kiến sẽ được chiếu ở nước ngoài. "Vận mệnh chung", bộ phim tài liệu đầu tiên của Trung Quốc dựa trên sáng kiến này sẽ ra rạp tại Trung Quốc vào ngày 30/8.