MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc - Mỹ đối đầu, sản xuất dịch chuyển dần sang Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan?

20-08-2018 - 21:43 PM | Tài chính quốc tế

Cú sốc cuối cùng có thể đánh sập ngành sản xuất trình độ thấp nhiều khả năng là những chính sách thuế quan mà Mỹ và Trung Quốc đang áp dụng trong một thế giới bảo hộ ngày một tồi tệ hơn.

Ông Larry Sloven đến miền Nam Trung Quốc từ khoảng 3 thập kỷ trước, khi mà khu vực này bắt đầu chuyển mình để trở thành trung tâm sản xuất hàng hóa chi phí thấp của thế giới. Từ đó đến nay, ông đã xuất từ đây đi hàng triệu USD hàng hóa, từ dụng cụ cho đến đèn LED, sang rất nhiều nhà bán lẻ lớn của nước Mỹ.

Kỷ nguyên này có thể sớm kết thúc, theo nhận định của bài đăng mới đây trên Reuters.

Đã nhiều năm nay, ông phải đối diện với tình trạng lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng khi chi phí tăng cao, các quy định quản lý ngặt nghèo hơn và việc chính phủ Trung Quốc đưa ra chính sách phát triển kinh tế dựa vào dịch vụ khiến cho nhiều doanh nghiệp sản xuất trình độ thấp gặp khó khăn.

Tuy nhiên, cú sốc cuối cùng có thể đánh sập ngành sản xuất trình độ thấp nhiều khả năng là những chính sách thuế quan mà Mỹ và Trung Quốc đang áp dụng để đối đầu với nhau trong một thế giới bảo hộ ngày một tồi tệ hơn.

Ông Sloven, chủ tịch công ty Capstone International HK chuyên sản xuất hàng điện tử tiêu dùng thuộc Capstone Companies, nhận xét: “Mọi thứ cứ dần dần đến. Việc sản xuất tại Trung Quốc đang trở nên ngày một đắt đỏ hơn”.

Các công ty sản xuất tại Trung Quốc có thể cảm nhận thấy rõ ràng sự khó khăn khi mà Trung Quốc chuyển trọng tâm ưu tiên từ sản xuất trình độ thấp sang sản xuất công nghệ cao để nâng cao trình độ phát triển của nền kinh tế.

Thế nhưng khi mà các biện pháp thuế quan được áp dụng, ông nhấn mạnh có lẽ chúng tôi nên đối diện với thực tế. Các công ty sản xuất đang lo sợ các biện pháp tăng thuế tiếp theo sẽ có thể khiến mọi chuyện sụp đổ.

Ông Sloven đang đẩy mạnh nỗ lực thu hẹp hoạt động tại Trung Quốc, đa dạng hoạt động sản xuất sang nhiều trung tâm sản xuất khác như Thái Lan: “Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Campuchia là những nước có nhiều tiềm năng, tuy nhiên mọi chuyện không dễ dàng như người ta tưởng. Và bạn không thể biết điều gì sẽ đến tại Trung Quốc”.

Giám đốc tại Premier Guard, một công ty sản xuất sản phẩm y tế, ông Charles M. Hubbs, cho biết: “Từ trước khi các biện pháp thuế quan được áp dụng, chúng tôi đã tính chuyển khoảng 30% sản xuất từ Trung Quốc sang Mỹ. Sau những diễn biến thuế quan mới, nhiều khả năng chúng tôi sẽ chuyển đến 60% hoạt động sản xuất sang Mỹ”.

Một số công ty khác cũng đang xem xét lựa chọn của họ: “Trong môi trường thuế quan hiện tại, hoàn toàn dễ hiểu khi mà những công ty như chúng tôi và nhiều công ty khác buộc phải xem xét lại tình hình và tiến hành các bước để giảm thiểu tác động”.

Trong tuần này, các quan chức cấp trung của hai nước Trung Quốc và Mỹ dự kiến sẽ đối thoại tại Washington, dù thực ra quan điểm của hai bên còn xa nhau khá nhiều trong vấn đề, đặc biệt xét đến yêu cầu của phía Mỹ về việc tiếp cận thị trường Trung Quốc sâu rộng hơn.

Việc đối đầu thương mại tăng dần giữa Mỹ và Trung Quốc và cùng lúc đó Tổng thống Donald Trump đe dọa tăng thuế với hàng sản xuất tại Trung Quốc, tất cả những yếu tố này tiềm ẩn khả năng sẽ tác động mạnh đến chuỗi cung ứng toàn cầu vốn có ràng buộc mật thiết với nhau.

Dù vậy, vẫn còn quá nhiều nhà sản xuất vẫn tiếp tục duy trì hoạt động tại Trung Quốc, đặc biệt những nhà sản xuất nhắm đến thị trường nội địa Trung Quốc rộng lớn hoặc thị trường khu vực.

Thuế có tăng cao nhưng Trung Quốc vẫn có hạ tầng rất tốt, hệ thống chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả và nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao - tất cả những yếu tố trên làm nên điểm vượt trội của Trung Quốc so với các địa bàn khác, theo kết quả khảo sát của Reuters.

Xét về quy mô, Trung Quốc không hề dễ để thay thế. Tổng giá trị hàng hóa sản xuất ra tại Trung Quốc lên đến 2 nghìn tỷ USD, theo tính toán của viện Brookings công bố vào tháng 7/2018.

Tất nhiên, sản xuất Trung Quốc sẽ không biến mất chỉ sau 1 đêm, thế nhưng sự chuyển dời tất yếu sẽ diễn ra. Giám đốc hoạt động khu vực châu Á của ProconPacific, ông Dan Krassenstein, nhận định hoạt động sản xuất sẽ chuyển dần sang Nam Á và Đông Nam Á để hưởng chi phí lao động thấp hơn và cũng bởi chính phủ Trung Quốc đang muốn giảm mạnh hoạt động sản xuất gây ô nhiễm.

5 năm trước đây, công ty của ông sản xuất tất cả các sản phẩm ở Trung Quốc. Giờ đây, khoảng 25% được sản xuất tại Ấn Độ và khoảng từ 5 - 10% được sản xuất tại Việt Nam.

Theo Trung Mến

BizLIVE

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên