Trung Quốc qua đỉnh dịch Covid-19, các hãng cung ứng linh kiện rục rịch dời đi
Sự chậm trễ cho thấy việc rút chân khỏi Trung Quốc nói thì dễ nhưng làm thì rất khó.
- 16-03-2020Đại hạ giá vẫn ế, ô tô chỉ còn đường giảm giá
- 15-03-2020Bất chấp dịch Covid-19, hơn 10.000 ô tô vẫn cập cảng Việt Nam
- 14-03-2020Top 5 xe ô tô có doanh số thấp nhất tháng 2/2020: Toyota chiếm đa số
Trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành khắp nơi, mà tâm dịch (từng) là Trung Quốc, không ít các hãng xe cũng như đơn vị cung ứng lớn nhỏ bắt đầu tính kế dịch chuyển dây chuyền khỏi quốc gia châu Á này đề phòng trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai.
Tuy nhiên, rút lui khỏi Trung Quốc thông thường "lợi bất cập hại" vì thị trường này sở hữu quá nhiều ưu điểm chẳng hạn nhân công rẻ, các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung dễ kiểm soát, khoảng cách địa lý tiện lợi (cho các hãng xe Nhật), dễ được nhà nước hậu thuẫn... Không phải ngẫu nhiên mà quốc gia này trở thành trung tâm sản xuất của toàn cầu trong suốt nhiều năm qua.
Một hãng cung ứng ốp ngoại thất, thân vỏ cho 2 dòng xe Mazda là Mazda3 và CX-30 phải tới khi dịch COVID-19 đã qua đỉnh tại quốc gia này mới có thể di dời được một phần sản lượng nhà máy tại Jiangsu sang cơ sở sản xuất đặt tại Guanajuato, Mexico. Khổ sở hơn, họ phải vận chuyển số linh kiện này bằng đường hàng không về nhà máy lắp ráp Mazda tại Nhật Bản với khoản chi phí thêm vào cho tới nay đã lên tới hơn 5 triệu USD.
Khoản tiền trên được Mazda cắn răng chi trả vì không muốn ảnh hưởng tổng sản lượng trong năm nhưng làm ngân sách hãng khó cân đối hơn rất nhiều khi phải cắt giảm một số hạng mục bù lại.
Koito Manufacturing, đơn vị sản xuất đèn xe lớn nhất thế giới hiện đang cung ứng cho Toyota, Nissan hay nhiều hãng xe danh tiếng khác đã buộc phải đóng cửa nhà máy Hồ Bắc trong suốt thời gian dịch lan rộng khiến các khách hàng của họ khổ sở vì thiếu đèn pha/hậu LED. Họ hiện đang tìm kiếm địa điểm di dời nhà máy nhưng vẫn chưa tìm được nơi ưng ý.
Kasai Kogyo, một nhà cung ứng ốp cửa và trần của Honda, cũng đang tìm kiếm nơi di dời nhà máy Vũ Hán với 3 lựa chọn là Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á – nơi họ đã có cơ sở sản xuất từ trước. Dù vậy, đơn vị này khẳng định chi phí cho sự thay đổi này vô cùng tốn kém và mất nhiều tháng mới có thể hoàn tất.
Tham khảo: Carscoops
Thiếu hụt nguồn cung do Covid-19, sản xuất ô tô tại Brazil có thể tạm dừng
Trí thức trẻ