Trung Quốc ra mắt lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới: Công nghệ "lạ tai" nhưng hứa hẹn tạo đột phá trong lĩnh vực điện hạt nhân
Ảnh: Bloomberg
Công nghệ mới hứa hẹn tạo ra bước đột phá cho Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất điện.
- 06-12-2023Thế giới âm thầm giải cứu… ngành chuối trị giá 25 tỷ USD, suốt 40 năm ‘mất ăn mất ngủ’ vì một loại nấm độc
- 06-12-2023Nghề bán ô tô điện ở Trung Quốc thật sự 'hái' ra tiền?
- 06-12-2023Nhiều nước từ bỏ, Trung Quốc vẫn làm: Bắc Kinh trình làng công nghệ hạt nhân hiện đại bậc nhất thế giới
Lò phản ứng thế hệ tiếp theo đầu tiên của Trung Quốc vừa đi vào hoạt động thương mại hôm thứ Tư, trở thành cú hích mới cho tham vọng về điện hạt nhân của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trong một bài đăng trên mạng xã hội WeChat, Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc cho biết rằng tổ máy 200 MW của China Huaneng Group Co. tại vịnh Thạch Đạo (Shidao) là lò phản ứng làm mát bằng khí đầu tiên trên thế giới. Lò phản ứng được phép bắt đầu vận hành thương mại sau khi hoạt động được 168 giờ liên tục.
Nhà máy này khác với các nhà máy hạt nhân truyền thống ở chỗ làm nóng khí heli thay vì nước để sản xuất điện. Nó cũng được thiết kế để tự động ngắt nếu có sự cố, khác với một số hệ thống cũ cần điện để kích hoạt các biện pháp an toàn.
Lò phản ứng này được xây dựng trong một thập kỷ, bắt đầu vào năm 2012 và sản xuất điện lần đầu tiên vào năm 2021.
Trung Quốc chiếm 25 trong số 61 lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng trên toàn cầu và dự kiến sẽ rót tới 440 tỷ USD vào các nhà máy mới trong 15 năm tới, vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia sản xuất điện nguyên tử hàng đầu.
Năng lượng hạt nhân đang trong quá trình hồi sinh trên toàn cầu trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về an ninh năng lượng và phát thải nhiên liệu hóa thạch. Cuối tuần trước, Mỹ và 21 quốc gia khác, không bao gồm Trung Quốc, đã ký một tuyên bố nỗ lực hướng tới tăng gấp ba công suất điện hạt nhân toàn cầu vào giữa thế kỷ này.
Tham khảo: Bloomberg
Nhịp Sống Thị Trường