'Trung Quốc tăng trưởng 4% đã là may mắn'
Trung Quốc đang phải đối diện với vô vàn thách thức, đặc biệt là dịch bệnh Covid-19. Hoạt động sản xuất và dịch vụ của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 4.
- 07-05-2022Trung Quốc ra tay siết quy định livestreamer, cấm trẻ vị thành niên tặng tiền, xem sau 10 giờ tối
- 07-05-2022Peter Ma: Vị tỷ phú Trung Quốc kín tiếng đang nỗ lực "tách đôi" HSBC
- 06-05-2022Bloomberg: Trung Quốc yêu cầu các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước bỏ hết máy tính thương hiệu nước ngoài, chỉ dùng hàng nội địa
Trung Quốc đang phải đối mặt với “rủi ro giảm phát to lớn” và khó có thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã đặt ra cho năm nay, theo nhà kinh tế học Stephen Roach.
“Tôi là người luôn tin tưởng về khả năng tăng trưởng của Trung Quốc", Roach chia sẻ trong chuyên mục “Squawk Box Asia” của CNBC ngày 6/5. “Nhưng lần này thì không”.
Bắc Kinh chính thức đặt ra mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm nay, nhưng Roach cho biết “vượt qua 4% đã là một thành công lớn”. “Trung Quốc đang phải đối mặt với vô vàn áp lực. Họ khó có thể hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm nay”, ông chia sẻ.
Trong Quốc, trong hơn một tháng qua, bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19. Dữ liệu kinh tế công bố gần đây cho thấy hoạt động sản xuất và dịch vụ của quốc gia này đều giảm mạnh trong tháng 4 vừa qua.
Ông Stephen Roach. Ảnh: Reuters.
Ngoài ảnh hưởng từ lệnh phong tỏa phòng dịch khi Trung Quốc quyết tâm theo đuổi chiến lược zero Covid, và quá trình “siết” nợ tín dụng, Roach cho biết việc ông Tập Cận Bình ủng hộ Nga là “một sai lầm nghiêm trọng”.
Trên phương diện địa chính trị, việc Bắc Kinh không lên án chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga trên lãnh thổ Ukraine có thể sẽ khiến các quốc gia phương Tây “phật ý”. Roach trước đó miêu tả ông Tập Cận Bình là người duy nhất trên thế giới có thể tác động tới Tổng thống Nga Putin.
Đà tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế số 2 thế giới sẽ có tác động lan tỏa. Roach cảnh báo rằng Trung Quốc đã đánh mất vai trò trụ đỡ nền kinh tế toàn cầu, giống như trong giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính 2008-2009.
“Từ năm 2009 tới năm 2012, Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ mỗi năm tới 8%, và chính điều này đã giúp nền kinh tế toàn cầu không lún sâu thêm vào suy thoái”, ông cho biết. “Nhưng ‘phép màu’ đó không còn”.
“Trung Quốc sẽ không thể ‘gồng gánh’ thế giới như nhiều năm trước nữa. Đó chính là thách thức mà cả thế giới phải đối diện”, ông chia sẻ.
Người Đồng Hành