Trung Quốc: Thành phố sát biên giới Việt Nam "hắt hơi", thị trường thế giới rùng mình
Trung Quốc mới đây vừa phong tỏa thành phố giàu tài nguyên Bách Sắc gần biên giới Việt Nam để chống dịch COVID-19.
- 09-02-2022Quả bom bất động sản chưa "nguội", Trung Quốc lo ngay ngáy trước nguy cơ một bong bóng mới đang bị thổi phồng
- 09-02-2022Tham vọng của Trung Quốc "khóa chặt" cả làng Olympic: Nhiều giấc mơ đột ngột vỡ tan
- 09-02-2022MXH Trung Quốc nóng dữ dội vì 2 bài thi ở Olympic 2022: Danh tính VĐV có 1 điều gây bão
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP - Trung Quốc ) đưa tin, quyết định phong tỏa mới đây nhất của Trung Quốc tại thành phố Bách Sắc, tỉnh Quảng Tây, đã khiến giá nhôm tăng và tác động đến sản xuất được dự đoán là "không thể tránh khỏi" khi chuỗi cung ứng một lần nữa bị xáo trộn vì chính sách "Zero-Covid" (không Covid) của nước này.
Theo đó, giới chức thành phố Bách Sắc cuối ngày 8/2 ghi nhận 72 ca nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca nhiễm kể từ cuối tuần trước lên 180 người.
Cụm dịch ở Bách Sắc bùng phát chủ yếu do biến chủng Omicron gây ra. Quan chức Ủy ban Y tế Quốc gia He Qinghua cho biết tính đến chiều ngày 8/2, đợt bùng phát ở Bách Sách vẫn đang trong giai đoạn tăng nhanh, và có nguy cơ cao sẽ lây lan sang các thành phố khác.
Thành phố Bách Sắc thuộc khu tự trị Choang Quảng Tây giáp với Việt Nam , là nơi giàu tài nguyên. Theo SCMP, chỉ tính riêng mặt hàng nhôm, Bách Sắc sản xuất 2,4 triệu tấn kim loại này mỗi năm, chiếm 5,6% tổng sản lượng toàn quốc.
Công suất sản xuất nhôm oxit của Bách Sắc, một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất nhôm, vào khoảng 10 triệu tấn, chiếm 11% tổng sản lượng toàn quốc.
Đầu tuần này, Bách Sắc đã bị phong tỏa, với mọi hoạt động di chuyển và giao thông tạm dừng, nhằm đối phó với đợt bùng phát mới nhất.
Ảnh: SCMP
Thị trường nhôm chịu ảnh hưởng ra sao?
Trung Quốc là nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới, với sản lượng năm 2021 tăng 8,6% so với năm 2020 lên 38,5 triệu tấn. Nước này cũng đã xuất khẩu 5,6 triệu tấn nhôm chưa gia công trong năm 2021, tăng 15,7% so với năm 2020.
Nhà phân tích Sun Kuangwen từ Xinhu Futures cho biết: "Lệnh phong tỏa thành phố Bách Sắc chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất do công nhân không thể quay trở lại các nhà máy. Hoạt động vận tải đường bộ đặc biệt chịu ảnh hưởng, khiến thời gian giao hàng nhôm thỏi bị kéo dài và ảnh hưởng đến nguồn cung nhôm ở khu vực phía Nam."
Nhôm là kim loại được sử dụng nhiều trong xây dựng - một ngành thường nhộn nhịp sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đồng thời Bắc Kinh cũng đang tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng để ổn định nền kinh tế.
Giá nhôm thỏi giao ngay tại khu vực phía Nam của Trung Quốc đã tăng 2,8% vào đầu tuần này, khi lệnh phong tỏa được ban bố và đã tăng 6,5% trong vòng 3 ngày qua, lên 23.080 nhân dân tệ/tấn (3.625 USD), theo Wind Info .
Trong một diễn biến có liên quan, thị trường ngày 8/2 ghi nhận giá nhôm tăng lên lên 3.236 USD/tấn - mức cao nhất kể từ năm 2008, do nguồn cung toàn cầu bị hạn chế, đặc biệt là sau khi Trung Quốc phong tỏa thành phố Bách Sắc sát Việt Nam.Nhà phân tích Daniel Briesemann từ Ngân hàng Commerzbank (Đức) đã lí giải nguyên nhân một phần là do hàng trăm ngàn tấn nhôm đã bị cắt bớt ở châu Âu do chi phí năng lượng cao, và Trung Quốc phong tỏa thành phố Bách Sắc.
"Người ta lo rằng việc Trung Quốc phong tỏa thành phố này sẽ cản trở việc vận chuyển nhôm, từ đó hạn chế hơn nữa nguồn cung", ông Daniel Briesemann nói.
Tuy nhiên, theo SCMP, do các nhà máy luyện nhôm vẫn chưa hoạt động trở lại hoàn toàn sau kỳ nghỉ Tết dài, nên nhiều chuyên gia vẫn kỳ vọng tác động của lệnh phong tỏa sẽ ở mức tối thiểu.
Nhà phân tích Sun cho biết: "Nếu dịch bệnh nhanh chóng được kiểm soát và kết thúc phong tỏa trong thời gian ngắn, tác động của nó đối với thị trường sẽ được giảm thiểu."
Tất nhiên lệnh phong tỏa chống dịch của Trung Quốc tại Bách Sắc không phải yếu tố tác động duy nhất đến thị trường, mà còn có tình hình căng thẳng liên quan đến Ukraine. Nhưng đại dịch trực tiếp tác động tới chuỗi cung ứng toàn cầu và đặc biệt là chính sách Zero Covid của Trung Quốc được cho là có thể làm tăng giá nguyên liệu và giá thành sản phẩm./.
Doanh nghiệp và tiếp thị