Trung Quốc thừa nhận kinh tế khó khăn và phát tín hiệu hỗ trợ thị trường bất động sản, chứng khoán tăng vọt
Bài báo mới đây của Tân Hoa Xã không còn nhắc đến 1 câu nói nổi tiếng của ông Tập: “Nhà là để ở chứ không phải để đầu cơ”.
- 25-07-2023Trớ trêu mỏ 'kho báu' vàng xanh duy nhất ở Mỹ: Trữ lượng lớn nhưng hàng thập kỷ không thể đưa lên mặt đất, tham vọng vượt Trung Quốc vụt tắt
- 24-07-2023Thảm họa khủng hoảng BĐS Trung Quốc: Dự án có hàng trăm biệt thự giá triệu USD thành thị trấn ma, bị nông dân ‘xâm chiếm’ nuôi bò, trồng trọt
- 24-07-2023Nguồn vốn Trung Quốc rời Phương Tây về ĐNÁ: Kẻ cười người khóc vì thị trường đầu cơ BĐS biến động, cơ hội việc làm dịch chuyển sang nước khác
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, hôm qua (24/7), Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có cuộc họp quan trọng để thảo luận về các chính sách kinh tế. Các nhà lãnh đạo thừa nhận nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang phải đối mặt với “những khó khăn và thách thức mới”, đồng thời phát tín hiệu sẽ hành động để hỗ trợ lĩnh vực bất động sản.
Cuộc họp cấp cao do Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì có nội dung chủ chốt là “phân tích những diễn biến kinh tế mới nhất và vạch ra chiến lược cho nửa cuối năm”, theo Tân Hoa Xã đưa tin.
Những thách thức mà kinh tế Trung Quốc đang phải đối mặt bao gồm lực cầu nội địa yếu, các doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn, môi trường quốc tế phức tạp và một số lĩnh vực trọng tâm đang đối mặt với rủi ro. Đặc biệt là thị trường bất động sản.
Điểm đáng chú ý là bài báo của Tân Hoa Xã không còn nhắc đến 1 câu nói nổi tiếng của ông Tập: “Nhà là để ở chứ không phải để đầu cơ”. Cụm từ này lần đầu được sử dụng năm 2016, khi Trung Quốc đang nỗ lực hạ nhiệt thị trường nhà đất quá nóng. Và kể từ năm 2019, câu nói này luôn xuất hiện trong 2 cuộc họp thường niên quan trọng của Bộ Chính trị Trung Quốc.
Nhìn chung thì cuộc họp nhấn mạnh sự cần thiết phải “củng cố lực cầu nội địa và nêu bật vai trò của tiêu dùng, coi đó là nền tảng quan trọng mang đến sức mạnh cho nền kinh tế”.
Mặc dù chưa có 1 gói kích thích quy mô lớn, giới đầu tư vẫn nhận định các nhà hoạch định chính sách đang nhận thức rõ hơn về các thách thức kinh tế.
Sau các thông tin này, chứng khoán Trung Quốc và đồng nhân dân tệ đã tăng giá mạnh. Chỉ số Hang Seng China Enterpries Index gồm cổ phiếu của các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn Hồng Kông tăng 4,4%, mạnh nhất kể từ ngày 2/6. Đồng nhân dân tệ tăng giá 0,6%.
Tại thị trường đại lục, chỉ số CSI 300 tăng 2,2%, mạnh nhất kể từ ngày 20/2. Các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng khoảng 1,4 tỷ USD cổ phiếu Trung Quốc thông qua các liên kết với sàn Hồng Kông.
Tín hiệu hỗ trợ lĩnh vực bất động sản thoát khỏi hố suy thoái sâu giúp trái phiếu niêm yết bằng USD của các nhà phát triển bất động sản tăng mạnh, dẫn đầu bởi Country Garden Holding, một trong những tập đoàn BĐS lớn nhất Trung Quốc.
Tham khảo Nikkei, Bloomberg
Nhịp sống thị trường