MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thảm họa khủng hoảng BĐS Trung Quốc: Dự án có hàng trăm biệt thự giá triệu USD thành thị trấn ma, bị nông dân ‘xâm chiếm’ nuôi bò, trồng trọt

24-07-2023 - 18:09 PM | Tài chính quốc tế

Các biệt thự được xây dựng dở dang hiện đang bị “tấn công” bởi nông dân địa phương

Thảm họa khủng hoảng BĐS Trung Quốc: Dự án có hàng trăm biệt thự giá triệu USD thành thị trấn ma, bị nông dân ‘xâm chiếm’ nuôi bò, trồng trọt - Ảnh 1.

Theo AFP, một thị trấn bỏ hoang đầy những biệt thự được xây dở dang ở phía đông bắc Trung Quốc đã tìm thấy một cuộc sống mới: Nhiều người nông dân bắt đầu chiếm đóng thị trấn này và sử dụng đất hoang để trồng trọt và chăn nuôi gia súc.

Tập đoàn bất động sản khổng lồ Greenland của Trung Quốc đã động thổ dự án biệt thự State Guest Mansions ở tỉnh lị Thẩm Dương, thuộc Liêu Ninh vào năm 2010. Dự án xây dựng độc quyền ở vùng phía đông bắc Trung Quốc này có 260 biệt thự theo phong cách châu Âu để bán những người siêu giàu của thành phố.

Tuy nhiên, dự án đã bị đình chỉ 2 năm sau đó.

Thảm họa khủng hoảng BĐS Trung Quốc: Dự án có hàng trăm biệt thự giá triệu USD thành thị trấn ma, bị nông dân ‘xâm chiếm’ nuôi bò, trồng trọt - Ảnh 2.

Các biệt thự được xây dựng dở dang hiện đang bị “tấn công” bởi nông dân địa phương, những người cày xới đất và trồng trọt trên bãi cỏ mọc um tùm của các biệt thự bỏ hoang. Những ngôi nhà hoang vắng, dang dở và chưa được sơn, giống như những bia mộ đổ nát rải rác trên vùng đất hoang rộng lớn.

Thị trấn ma này hiện không có triệu phú - thay vào đó, cư dân của vùng này bao gồm nhiều loại gia súc thang bên ngoài các biệt thự theo phong cách châu Âu.

Một người nông dân có tên Guo, 45 tuổi đã chuyển tới thành phố ma này nói rằng việc xây dựng chấm dứt “do vấn đề tham nhũng”.

Thảm họa khủng hoảng BĐS Trung Quốc: Dự án có hàng trăm biệt thự giá triệu USD thành thị trấn ma, bị nông dân ‘xâm chiếm’ nuôi bò, trồng trọt - Ảnh 3.

“Dự án bị cắt nguồn tài trợ vốn và vì vậy mới hoàn thành 1 nửa”, Guo nói. “Những ngôi nhà này đáng ra sẽ được bán với giá hàng triệu USD nhưng giới nhà giàu vẫn chưa mua bất kỳ căn nào trong số này”.

Những biệt thự xây dở dang này cũng đã thu hút sự chú ý của một số người trên nền tảng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc là Weibo. Một số người tự hỏi tại sao chính phủ không làm bất cứ điều gì với các dự án này.

“Nơi đây đã bị bỏ hoang rất nhiều năm nay. Chỉ có ma mới có thể cư trú ở đây”, một người dùng Weibo nói.

Các tòa nhà bỏ hoang là vấn đề thường gây chướng mắt ở Trung Quốc. Trong vụ sụp đổ của công ty BĐS Evergrande, gã khổng lồ bất động sản này đã tạm dừng xây dựng nhiều dự án của mình sau khi đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ khổng lồ. Điều này làm dấy lên lo ngại từ chính phủ Trung Quốc rằng tiến độ sẽ bị đình trệ đối với các dự án quy mô lớn chiếm diện tích đất đô thị lớn. Evergrande phải gồng gánh khoản nợ hơn 300 tỷ USD và vào tháng 10/2021, họ trở thành công ty mắc nợ nhiều nhất thế giới.

Và không chỉ sự sụp đổ của Evergrande khiến các dự án bất động sản Trung Quốc có nguy cơ không bao giờ được xây dựng. Những người mua bất động sản, hoặc người mua ngôi nhà đầu tiên của họ ở Trung Quốc, có nguy cơ kết thúc với việc các công ty bất động sản bị tạm ngưng ở giữa giai đoạn xây dựng.

Thảm họa khủng hoảng BĐS Trung Quốc: Dự án có hàng trăm biệt thự giá triệu USD thành thị trấn ma, bị nông dân ‘xâm chiếm’ nuôi bò, trồng trọt - Ảnh 4.

Trên các trang mạng xã hội như Douyin, có rất nhiều video về những người ngồi xổm trong các tòa nhà chung cư bỏ hoang. Trong một số video, nhiều người sống trong các căn hộ được xây dựng dở dang và nấu ăn trong nhà bếp tạm thời, không có lựa chọn nào khác ngoài việc sống trong các căn hộ không có đồ đạc. Khi bị bỏ hoang, giống như các biệt thự quốc gia của Thẩm Dương, những dự án phát triển lớn này có thể biến thành những khu phố ma - hoặc tệ hơn là thành phố ma.

Li Gan – một giáo sư kinh tế tại Đại học Texas A&M nói vào năm 2021 rằng các thành phố ma “là hiện tượng độc đáo của Trung Quốc”. Sự không phù hợp giữa nhu cầu giảm và nguồn cung dư thừa đã dẫn đến những dự án bị bỏ rơi này xuất hiện trên khắp Trung Quốc.

Nguồn: BI

Theo Phương Linh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên