Một hệ thống công cộng Trung Quốc dùng hàng ngày nhưng nhiều người Mỹ ‘mong ước’: Đem về ít nhất 6 cái lợi, dự kiến chi 1,8 nghìn tỷ USD trong năm nay để ‘mạnh càng thêm mạnh’
Hệ thống hạ tầng giao thông này của Trung Quốc là thứ khiến nhiều nước “trầm trồ”, kể cả Mỹ.
- 22-07-2023U70 về hưu với hơn 118 tỷ đồng, lương hưu 350 triệu đồng/năm phải cầu cứu chuyên gia: ‘Sống tiết kiệm cả đời đã quen, giờ tôi không biết tiêu sao cho kịp?’
- 22-07-2023Ngỡ ngàng trước sự phát triển của Trung Quốc: Xây dựng thành công tháp vi trọng lực khổng lồ cao 40 mét, đủ khả năng làm 100 thí nghiệm/ngày, dự kiến đóng góp không nhỏ cho nghiên cứu không gian
- 22-07-2023Triệu phú tự thân nghỉ hưu ở tuổi 22 tiết lộ công thức làm giàu tuân thủ 1 quy tắc: Đừng chạy theo xu hướng, tham đầu tư nhiều chỉ có dại
*Bài viết dựa trên chia sẻ, quan điểm của Anthony William Donald Anastasi - một người Mỹ sinh sống và làm việc tại Thượng Hải, Trung Quốc - được South China Morning Post (SCMP) đưa tin.
Anthony William Donald Anastasi đang học Tiến sĩ tại Đại học Sư phạm Hoa Đông, Trung Quốc. Người đàn ông Mỹ đã dành 3 năm rưỡi tại đây và mới quay về thăm gia đình tại Florida vào mùa hè năm nay. “Tôi đã bán ô tô trước khi chuyển đến Trung Quốc. Vì vậy, đây là lần đầu tiên tôi di chuyển tại quê nhà mà không có xe riêng”, anh nói.
Những chuyến đi bằng Uber với mức giá đắt đỏ, hệ thống điểm dừng xe buýt không quá tiện lợi. Đôi khi, Anthony phải nhờ gia đình và bạn bè đưa đón và vô tình gây phiền toái cho họ. “Tôi tự hỏi những người sinh sống tại Mỹ sẽ phải ứng phó như thế nào khi không có ô tô riêng”, anh nói.
Anthony chia sẻ thêm khi còn sống ở Thượng Hải, anh cảm thấy việc sở hữu ô tô không quá cần thiết. Nơi đây có hệ thống tàu điện ngầm với 19 tuyến, dài 802km - tạo điều kiện thuận lợi để đi lại.
Nhờ nó, anh không chỉ tiết kiệm được nhiều tiền mà còn nâng cao sức khỏe vì phải đi bộ nhiều hơn. Chưa hết, khi đi du lịch tại các địa điểm xung quanh Thượng Hải, thay vì đi máy bay hoặc lái ô tô một quãng đường dài, Anthony hoàn toàn có thể đi tàu hỏa. Hệ thống tàu hỏa và đường sắt cao tốc truyền thống của Trung Quốc rất phát triển, thời gian đi nhanh chóng và vô cùng tiện lợi, anh nhận xét.
Điều này khiến Anthony suy nghĩ Mỹ có thể tập trung đầu tư nhiều hơn vào hệ thống giao thông công cộng bởi thậm chí nó có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
6 lợi ích khi mở rộng hệ thống giao thông công cộng
Với việc mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông này, Mỹ có thể tạo ra hàng triệu cơ hội việc làm ngay lập tức trong quá trình xây dựng, vận hành và bảo trì. Ngoài ra, hệ thống các phương tiện giao thông công cộng tạo điều kiện cho những người có thu nhập thấp đến các trung tâm việc làm lớn, giúp họ có cơ hội tìm đến những công việc mà trước đây khó tiếp cận. Vì vậy, điều này không chỉ hỗ trợ kế sinh nhai cho người dân và còn thúc đẩy năng suất cũng như tăng trưởng kinh tế dài hạn.
Theo SCMP, chi phí để sở hữu xe ô tô là một gánh nặng tài chính không nhỏ đối với nhiều hộ gia đình Mỹ. Nếu có thể chuyển hướng sang phương tiện giao thông công cộng, các gia đình trung lưu sẽ cắt giảm được các nguồn chi đắt đỏ bao gồm tiền nhiên liệu, bảo hiểm hay phí bảo trì. Số tiền đó có thể giúp họ chuyển hướng sang chi tiêu tiêu dùng khác, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh địa phương và nền kinh tế.
Nhiều chuyên gia đánh giá, sử dụng một hệ thống giao thông công cộng như của Trung Quốc - xe buýt, tàu điện ngầm và xe lửa trên quy mô lớn - mang đến một giải pháp bền vững, giúp chống biến đổi khí hậu và tạo ra một môi trường sạch hơn. Hơn nữa, mạng lưới giao thông công cộng giúp giảm nhu cầu về các bãi đỗ xe lớn, tạo điều kiện mở rộng không gian xanh. Những khu đất bê tông có thể được xây dựng thành công viên, trung tâm cộng đồng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
Phương tiện giao thông công cộng cũng tạo ra nhiều lựa chọn di chuyển đa dạng cùng giá cả phải chăng, tạo điều kiện thuận tiện cho các gia đình đoàn tụ và thúc đẩy kết nối giữa các cộng đồng. Nó cũng khuyến khích du lịch trong nước và tăng tính đoàn kết dân tộc.
Chưa hết, sử dụng giao thông công cộng có thể giúp việc di chuyển an toàn hơn, giảm các vụ tai nạn đáng tiếc.
Việc đi bộ đến các trạm dừng cũng giúp người dân tăng vận động, từ đó đem lại một cộng đồng khỏe mạnh.
Theo SCMP, Trung Quốc có kế hoạch chi 1,8 nghìn tỷ USD vào năm 2023 cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn, bao gồm giao thông, mở rộng sản xuất năng lượng và thành lập các khu công nghiệp - tăng 17% so với năm ngoái.
Với nhiều lợi ích cho người dân cũng như có khả năng thúc đẩy kinh tế, nhiều người cho rằng Mỹ cũng nên có kế hoạch “mạnh tay” hơn trong việc đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng giao thông lớn.
Tham khảo SCMP
Nhịp sống thị trường