MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc tự vượt qua giới hạn chính mình: Bê hàng chục tuabin khổng lồ trồng ‘trên mây’ cao 3.000 mét, đủ cấp điện 300.000 hộ gia đình, tiết kiệm 164.800 tấn than và giảm 450.000 tấn CO2

17-12-2024 - 09:48 AM | Tài chính quốc tế

Trung Quốc tự vượt qua giới hạn chính mình: Bê hàng chục tuabin khổng lồ trồng ‘trên mây’ cao 3.000 mét, đủ cấp điện 300.000 hộ gia đình, tiết kiệm 164.800 tấn than và giảm 450.000 tấn CO2

Dự án điện gió đầu tiên ở phía nam Khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, đã được hoà lưới điện với công suất tối đa vào tuần trước. Đây là một thành tựu quan trọng trong việc khai thác năng lượng gió ở các vùng núi cao trên 3.000 mét của Trung Quốc.

Dự án này nằm ở huyện Wuqia thuộc châu tự trị Kizilsu Kirgiz, một phần của Cao nguyên Pamir. Đây cũng là trang trại gió cực tây của Trung Quốc. Trang trại có 38 tuabin, mỗi tuabin được lắp đặt ở độ cao từ 2.800 mét đến 3.300 mét so với mức nước biển, với tổng công suất là 200.000 kilowatt.

"Dự án có thể sản xuất khoảng 540 triệu kilowatt-giờ điện mỗi năm, đủ để cung cấp điện cho 300.000 hộ gia đình trong một năm. Sản lượng điện gió giúp tiết kiệm khoảng 164.800 tấn than và cắt giảm 450.000 tấn khí thải CO2 so với các nhà máy điện đốt than truyền thống", Zhang Shigang, chủ tịch chi nhánh Tân Cương của Longyuan Power thuộc CHN Energy - đơn vị điều hành dự án, cho biết.

Trung Quốc tự vượt qua giới hạn chính mình: Bê hàng chục tuabin khổng lồ trồng ‘trên mây’ cao 3.000 mét, đủ cấp điện 300.000 hộ gia đình, tiết kiệm 164.800 tấn than và giảm 450.000 tấn CO2- Ảnh 1.

Ảnh: CMG

"Điểm khác biệt lớn nhất là cần cẩu không thể di chuyển ở đây như ở đồng bằng. Sau mỗi lần lắp đặt, chúng tôi phải tháo rời cần cẩu và vận chuyển đến địa điểm tiếp theo bằng xe tải", quản lý điện Wang Tiande cho biết.

Ngoài ra, đội thi công còn cần ba xe ủi đất để kéo một chiếc xe tải lên núi. Vì vậy, mỗi lần di chuyển cần cẩu sẽ mất khoảng 4 ngày.

Dự án cũng giải quyết được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt và thay đổi nhanh chóng ở độ cao lớn. Người phụ trách phải liên tục theo dõi tốc độ gió.

Ngoài ra, dự án còn phải cân nhắc đến môi trường, vì đây là khu vực có thảm thực vật thưa và các loài động vật hoang dã đa dạng.

"Chúng tôi đã cẩn thận lựa chọn vị trí đặt tua bin để tránh đường di cư của động vật và tạo ra các vùng đệm sinh thái để đảm bảo cuộc sống bình thường của chúng", ông Zhang cho biết.

Trung Quốc tự vượt qua giới hạn chính mình: Bê hàng chục tuabin khổng lồ trồng ‘trên mây’ cao 3.000 mét, đủ cấp điện 300.000 hộ gia đình, tiết kiệm 164.800 tấn than và giảm 450.000 tấn CO2- Ảnh 2.

Ảnh: CMG

Châu tự trị Kizilsu Kirgiz có nhiều giờ nắng, với hơn 1.400 giờ có thể tận dụng mỗi năm. Hiện tại, khu vực này đã phát triển được 1,84 triệu kilowatt công suất điện mặt trời. Bên cạnh đó, khu tự trị này được bao quanh bởi 7 hệ thống sông lớn cung cấp nguồn thủy điện dồi dào, với công suất thủy điện lắp đặt đạt 1,09 triệu kilowatt.

Với việc xây dựng thành công trang trại điện gió kết nối được với lưới điện, khu tự trị này đang xây dựng một hệ thống năng lượng sạch bao gồm khoảng 58% điện mặt trời, 35% thủy điện và 7% điện gió. Sự chuyển dịch sang năng lượng tái tạo này đã cho phép khu vực này đạt 100% nguồn cung cấp điện xanh trong lưới điện của mình.

Theo CGTN


Thiên Di

Đời sống và Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên