MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc và đột phá về công nghệ chip qua mẫu điện thoại flagship của Huawei

06-09-2023 - 13:45 PM | Kinh tế số

VTV.vn - Theo TechInsights, Huawei Technologies và nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc SMIC đã chế tạo thành công bộ vi xử lý tiên tiến trên tiến trình 7 nanomet.

Sau khi "mổ xẻ" chiếc điện thoại mới nhất của Huawei là Mate 60 Pro, trang TechInsights cho biết, mẫu điện thoại flagship này được trang bị con chip xử lý mới Kiri 9000s do tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế (SMIC) sản xuất tại Trung Quốc.

Huawei đã bắt đầu bán điện thoại Mate 60 Pro vào tuần trước. Các thông số kỹ thuật được gã khổng lồ công nghệ này cung cấp đầy đủ trong đó có cả khả năng thực hiện cuộc gọi vệ tinh nhưng không cung cấp thông tin nào về chipset của thiết bị.

TechInsights cho biết, con chip này là bộ xử lý đầu tiên sử dụng công nghệ 7nm tiên tiến nhất của SMIC. Điều này cho thấy chính phủ Trung Quốc đang đạt được một số bước tiến trong nỗ lực xây dựng hệ sinh thái chip trong nước.

Hiện cả Huawei và SMIC chưa có phản hồi với yêu cầu bình luận từ hãng thông tấn Reuters.

Trung Quốc và đột phá về công nghệ chip qua mẫu điện thoại flagship của Huawei - Ảnh 1.

Người dùng Trung Quốc lên cơn sốt với Huawei Mate 60 Pro

Sau khi trình làng, người dùng Trung Quốc đã đăng nhiều video phân tích và các bài kiểm tra tốc độ trên mạng xã hội. Các video cho thấy Mate 60 Pro có khả năng tải xuống với tốc độ vượt quá tốc độ của các điện thoại 5G hàng đầu.

Lĩnh vực công nghệ vốn là điểm nóng trong căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ và sản xuất chất bán dẫn/chip cũng trở thành mặt trận cạnh tranh mới. 

Trong 3 năm qua, Mỹ đã áp nhiều biện pháp hạn chế sâu rộng đối với việc xuất khẩu một số chip tiên tiến và thiết bị sản xuất chip sang Trung Quốc. Cả Huawei và SMIC, công ty sản xuất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc, đều bị liệt vào danh sách đen thương mại.

Từ năm 2019, vì bị hạn chế tiếp cận với các công cụ sản xuất chip cần thiết, Huawei chỉ có thể tung ra các mẫu điện thoại 5G tiên tiến giới hạn, sử dụng chip dự trữ.

Trung Quốc và đột phá về công nghệ chip qua mẫu điện thoại flagship của Huawei - Ảnh 2.

Lĩnh vực công nghệ vốn là điểm nóng trong căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ và sản xuất chất bán dẫn/chip cũng trở thành mặt trận cạnh tranh mới.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nói với Reuters, Huawei đang có kế hoach trở lại ngành công nghiệp điện thoại thông minh 5G vào cuối năm nay, trong đó có sử dụng "những tiến bộ của riêng mình cùng với việc sản xuất chip từ SMIC".

Dan Hutcheson, nhà phân tích của TechInsights, nhấn mạnh, sự ra mắt của con chip Kiri 9000s 7 nanomet là một cột mốc quan trọng.

"Nó (con chip mới) thể hiện tiến bộ kỹ thuật mà ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc có thể đạt được mà không cần các công cụ EUV. Thành tựu này cũng cho thấy khả năng phục hồi của ngành công nghệ chip Trung Quốc", ông Dan Hutcheson nói.

EUV (Extreme Ultraviolet Litography) thường được gọi kỹ thuật in khắc cực tím là công nghệ in thạch bản thế hệ tiếp theo sử dụng một loạt các bước sóng cực tím, trải rộng khoảng 2% băng thông FWHM khoảng 13,5nm, giúp tạo ra những thế hệ chip xây dựng trên tiến trình 7nm.

Trung Quốc và đột phá về công nghệ chip qua mẫu điện thoại flagship của Huawei - Ảnh 3.

Theo Reuters, Trung Quốc chuẩn bị ra mắt 1 quỹ đầu tư mới do nhà nước hậu thuẫn, nhằm huy động 300 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 41 tỷ USD) để phát triển ngành bán dẫn.

Theo những tài liệu công khai, con chip tiên tiến nhất mà SMIC từng sản xuất trước đây là 14nm, do hãng này đã bị Washington cấm mua máy EUV từ công ty ASML của Hà Lan vào cuối năm 2020.

Một số nhà phân tích cho biết cũng có khả năng Huawei đã mua công nghệ và thiết bị từ SMIC để sản xuất chip thay vì hợp tác. Nhưng là dù ai sản xuất, thì theo Tilly Zhang, nhà phân tích tại Gavekal Dragonomics cũng cho biết, chi phí sản xuất cũng là rất tốn kém.

Theo Reuters, Trung Quốc chuẩn bị ra mắt 1 quỹ đầu tư mới do nhà nước hậu thuẫn, nhằm huy động 300 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 41 tỷ USD) để phát triển ngành bán dẫn.

Đây có thể sẽ là quỹ lớn nhất trong số 3 quỹ được thành lập bởi Quỹ Đầu tư Công nghiệp Mạch tích hợp Trung Quốc. Khoảng 1/5 số vốn này, dự kiến sẽ được Bộ Tài chính Trung Quốc đóng góp, còn lại là từ các doanh nghiệp. Quá trình gây quỹ có thể sẽ mất vài tháng và hiện vẫn chưa rõ thời điểm triển khai cụ thể.

Nguồn tin của Reuters cho biết, lĩnh vực đầu tư chính của quỹ sẽ là thiết bị sản xuất chip. Việc tăng cường khả năng tự cung cấp chất bán dẫn hiện đang là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc, trong bối cảnh Mỹ và phương Tây đang liên tục thắt chặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm vào ngành công nghiệp bán dẫn của nước này.

Theo Thùy An

vtv.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên